Khối U Đốt Sống
Khối u đốt sống là gì?
Khối u đốt sống là tình trạng những khối u phát triển trong ống đốt sống của cột sống. Khi các khối u phát triển, chúng có thể làm thay đổi ống tủy sống và gây ra các vấn đề nghiêm trọng, ngay cả khi chúng không phải là các khối ung thư.
Nguyên nhân gây ra khối u đốt sống?
Hiện nay, các khối u đốt sống rất hiếm gặp và không rõ nguyên nhân gây ra bệnh. Vì thế các chuyên gia nghi ngờ rằng gen khiếm khuyết có thể liên quan đến bệnh. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bất cứ thông tin chính xác về việc gen khiếm khuyết gây ra u đốt sống. Và bệnh có thể gây ra bởi các yếu tố khác từ môi trường, như tiếp xúc với một số hóa chất nhất định.
Đa phần hiện tại các khối u đốt sống là di căn, có nghĩa là chúng lây lan từ các khối u ở các bộ phận khác trong cơ thể. Mặc dù bất cứ loại ung thư nào cũng có thể di căn đến cột sống, nhưng thông thường các khối u phổ biến di căn đến cột sống là từ vú, phổi và tuyến tiền liệt. Và ung thư xương như đau tủy cũng có thể lây lan đến cột sống.
Khối u đốt sống cũng có thể phổ biến hơn ở những người từng bị bệnh ung thư trước đây.
Triệu chứng thường thấy của khối u đốt sống là gì?
Do các đốt sống trong cột sống không giống nhau và kích thước của các khối u cũng rất khác nhau, vì thế triệu chứng của một khối u đốt sống có thể khác nhau ở mỗi trường hợp. Sau đây là một số triệu chứng có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn ở những bệnh nhân có khối u trong ống đốt sống, bao gồm:
- Đau tại vị trí khối u trong cột sống.
- Đau lan tỏa trong cột sống.
- Suy yếu cơ ở cánh tay hoặc chân.
- Mất xúc giác hoặc cảm giác ở tay, chân, bàn tay và bàn chân.
- Dáng đi gượng gạo hoặc đi bộ khó khăn.
- Mất chức năng ruột hoặc bàng quang.
- Giảm độ nhạy cảm đau ở các khu vực.
- Thay đổi mức độ tê liệt do vấn đề chèn ép dây thần kinh.
Phương pháp điều trị khối u đốt sống như thế nào?
Hiện nay mục tiêu điều trị lý tưởng là loại bỏ hoàn toàn khối ung thư đốt sống. Điều này có thể trở nên phức tạp do nguy cơ tổn thương vĩnh viễn tủy sống hoặc dây thần kinh xung quanh. Vì thế các bác sĩ cũng phải cân nhắc đến tuổi, sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, các loại khối u, đánh giá khối u nguyên phát hay đã lan rộng hoặc di căn đến cột sống từ những nơi khác trong cơ thể.
Sau đây là những lựa chọn điều trị cho hầu hết các khối u cột sống bao gồm:
Giám sát
Một số khối u có thể được phát hiện trước khi chúng gây ra các triệu chứng, thường là khi được khám để đánh giá bởi các tình trạng khác. Nếu khối u nhỏ không phải ung thư và không phát triển hoặc gây chèn ép vào các mô xung quanh, bác sĩ chỉ theo dõi chúng cẩn thận. Đặc biệt ở người lớn tuổi không chịu được các ra rủi ro gây ra do phẫu thuật hoặc xạ trị. Và trong thời gian giám sát, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân chụp CT hoặc MRI định kỳ theo khoảng thời gian thích hợp để theo dõi khối u.
Phẫu thuật
Cách này thường được lựa chọn điều trị cho các khối u có thể được loại bỏ với nguy cơ chấn thương tủy sống và dây thần kinh có thể chấp nhận được. Và hiện nay các kỹ thuật và công cụ mới cho phép phẫu thuật loại bỏ những khối u đã từng được coi là không thể tiếp cận. Đôi khi, bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng kính hiển vi công suất cao trong vi phẫu để phân biệt khối u với các mô khỏe mạnh dễ dàng hơn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể giám sát các chức năng của tủy sống và dây thần kinh quan trọng khác trong quá trình phẫu thuật, từ đó giảm thiểu nguy cơ bị chấn thương. Và trong một số trường hợp, kết quả siêu âm có thể được sử dụng trong phẫu thuật để phá vỡ các khối u và loại bỏ các mảnh vỡ. Tuy nhiên, ngay cả với những tiến bộ trong kỹ thuật phẫu thuật và công nghệ, không phải tất cả các khối u đều được loại bỏ hoàn toàn.
Đôi khi, xạ trị, hóa trị hoặc cả hai được thực hiện sau phẫu thuật. Vì thế việc phục hồi sau phẫu thuật cột sống có thể mất vài tuần hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào các thủ thuật hoặc các biến chứng như chảy máu và tổn thương mô thần kinh.
Xạ trị
Cách này có thể được sử dụng sau phẫu thuật để loại bỏ các tàn dư của các khối u mà không thể loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật, xử lý các khối u không mổ được hoặc xử lý các khối u ở vị trí mà phẫu thuật là quá mạo hiểm. Đây cũng có thể là liệu pháp đầu tiên đối với một số khối u đốt sống. Xạ trị cũng có thể được sử dụng để giảm đau khi phẫu thuật nhưng rất mạo hiểm. Ngoài ra, thuốc có thể giúp giảm bớt một số tác dụng phụ của xạ trị như buồn nôn và nôn.
Đôi khi, chế độ xạ trị có thể được điều chỉnh để giúp ngăn ngừa thiệt hại bởi bức xạ cho các mô xung quanh và tăng hiệu quả điều trị. Điều chỉnh có thể dao động từ đơn giản (thay đổi liều lượng bức xạ) đến việc sử dụng các kỹ thuật phức tạp (như bức xạ 3D theo hình dạng khối u).
Bên cạnh đó, một loại xạ trị chuyên biệt được gọi là liệu pháp tia proton cũng có thể được sử dụng để điều trị một số loại u đốt sống như u nguyên sống, u mô liên kết sụn và một số bệnh ung thư ở trẻ em khi xạ trị tủy sống là bắt buộc. Và điều trị tia proton là nhắm tia proton phóng xạ vào mục tiêu tại vị trí khối u tốt hơn mà không làm tổn hại đến các mô xung quanh như trong xạ trị truyền thống.
Xạ trị nhắm đích (SRS)
Phương pháp này không thực sự là phẫu thuật, cung cấp liều phóng xạ nhắm mục tiêu một cách chính xác. Trong xạ trị nhắm đích, các bác sĩ sử dụng máy tính để tập trung chùm tia phóng xạ vào khối u với độ chính xác cao và từ nhiều góc độ.
Có nhiều loại công nghệ khác nhau được sử dụng trong xạ phẫu để cung cấp tia phóng xạ nhắm đích trong điều trị các khối u đốt sống.
Xạ trị nhắm đích có một số giới hạn nhất định về kích cỡ và loại hình cụ thể của các khối u có thể được điều trị. Với các trường hợp thích hợp, phương pháp này khá hiệu quả. Và hiện nay, các nghiên cứu ngày càng hỗ trợ việc sử dụng phương pháp này trong điều trị các khối u cột sống.
Tuy nhiên, hiện vẫn có một số rủi ro như tăng nguy cơ gãy xương đốt sống. Vì thế, cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định kỹ thuật, liều bức xạ và lịch trình xạ trị nhắm đích tốt nhất cho việc điều trị các khối u đốt sống.
Hóa trị
Hóa trị là điều trị tiêu chuẩn cho nhiều loại ung thư, hóa trị liệu sử dụng các thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn chúng phát triển. Vì thế, bác sĩ có thể xác định hóa trị có mang lại lợi ích khi dùng đơn thuần hoặc kết hợp với các liệu pháp khác cho từng bệnh nhân.
Tác dụng phụ có thể bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tăng nguy cơ nhiễm trùng và rụng tóc.
Các loại thuốc khác
Do phẫu thuật và xạ trị cũng như bản thân khối u có thể gây ra tình trạng viêm bên trong tủy sống, đôi khi bác sĩ sẽ kê toa corticosteroid để giảm sưng sau phẫu thuật hoặc trong quá trình xạ trị.
Mặc dù corticosteroid giảm viêm, chúng chỉ thường sử dụng trong một thời gian ngắn để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng như yếu cơ, loãng xương, huyết áp cao, tiểu đường và tăng khả năng bị nhiễm trùng.