Khoảng 1/2 người cao tuổi mới chẩn đoán bệnh ALL vẫn chưa được điều trị
Theo một nghiên cứu được công bố gần đây trên Leukemia & Lymphoma, cho thấy khoảng một nửa bệnh nhân cao tuổi mới được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính (ALL) nhưng lại không được điều trị.
Tiến sĩ - Bác sĩ Christopher Kim, từ Amgen Inc, ở Thousand Oaks, California cùng các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu Medicare của bệnh ALL từ năm 2007 đến 2015 nhằm mô tả đặc điểm và mô hình điều trị ở bệnh nhân cao tuổi (≥66 tuổi) mới được chẩn đoán bệnh.
Qua đó các nhà nghiên cứu đã phát hiện có 53,5% trong số 1.428 bệnh nhân được điều trị trong vòng 90 ngày sau khi chẩn đoán lần lượt như sau:
- Có 32,4% được hóa trị liệu mà không dùng thuốc ức chế tyrosine kinase (TKIs).
- 8,8% được hóa trị liệu và TKI.
- 9,8% chỉ sử dụng steroid.
- 2,6% sử dụng TKI.
Ngoài ra, khoảng 65,8% trong số 717 bệnh nhân có thể được hóa trị liệu bất cứ thời điểm nào trong quá trình theo dõi chỉ nhận được một liệu trình điều trị.
Bên cạnh đó, những bệnh nhân được điều trị bằng hóa trị hoặc TKI trẻ hơn (<75 tuổi) chiếm 51,5% so với 21,7% ở bệnh nhân không được điều trị và có mức độ hấp thu thấp hơn (Chỉ số độ hấp thụ Charlson ≤2, 90,9 so với 71,4%).
Trong vòng 3 năm sau khi chẩn đoán đã có 67,5% bệnh nhân đã tử vong.
Từ những gì đã thấy trong nghiên cứu, các tác giả cho biết: Hiện đang có khoảng 50% người lớn tuổi mắc bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính (ALL) vẫn chưa được điều trị, dẫn đến tỷ lệ tử vong đang tăng cao, qua đó cho thấy nhu cầu của họ không được đáp ứng rõ ràng. Vì thế các liệu mới nếu được đáp ứng ở những trường hợp này là cần thiết giúp cải thiện kết quả cho những bệnh nhân cao tuổi đang mắc phải căn bệnh này.