Khi viêm dạ dày mạn tính thì vị toan tăng phải không?
Viêm dạ dày mạn tính do nhiều nguyên nhân gây ra. Căn cứ vào biến chứng bệnh và đặc điểm hình thành mô, có thể chia ra viêm dạ dày nông, viêm dạ dày dạng teo và viêm dạ dày phì đại.
Lượng tiết vị toan ở người bệnh viêm dạ dày mạn tính nhiều hay ít là do loại bệnh quyết định.
Viêm dạ dày dạng bề mặt nông: biến chứng bệnh chủ yếu là niêm mạc dạ dày xung huyết, phù hoặc kèm theo chất thẩm thấu, lầy, còn tuyến thể nói chung bình thường, có thể thấy trong gián chất, tế bào nhờn là chủ yếu, việc tiết vị toan không theo quy luật nhất định, có thể hơi thấp hoặc hơi cao, cũng có thể bình thường.
Viêm dạ dày dạng teo: thành dạ dày trở nên mỏng, nếp gấp niêm mạc trơn, do co tuyến thể, nên vị toan giảm.
Viêm dạ dày dạng phì đại: thành dạ dày dày lên, nếp gấp niêm mạc to, tuyến thể tăng sinh, cho nên vị toan nhiều.
Trẻ viêm dạ dày mạn tính phần lớn là viêm dạ dày bề mặt nông, bệnh tương đối nhẹ, vị toan nằm trong phạm vi bình thường.