Khi trẻ nôn ra máu cần phải làm gì?

Khi trẻ nôn ra máu cần phải làm gì?

Nôn ra máu, nhất là nôn ra máu ồ ạt, cấp tính, thường dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Cho nên, khi phát hiện trẻ nôn ra máu, trước tiên cần làm tốt việc cấp cứu tại gia đình, sau đó đưa ngay đến bệnh viện. 

Trẻ nôn ra máu thường là do bệnh ở dạ dày gây ra, như viêm, loét dạ dày, có ít trường hợp là do u, nhất là u ác tính, cũng có thể là mũi, họng chảy máu, nuốt xuống dạ dày rồi nôn ra. Cho nên, cần chú ý phán đoán vị trí chảy máu, để áp dụng biện pháp phù hợp. 

Điều quan trọng nhất khi thấy trẻ nôn ra máu là phải bình tĩnh, cho bé nằm ngửa, tuyệt đối không hoảng hốt. Đối với trẻ còn nhỏ thì phải phòng ngừa máu nôn trào vào khí quản gây ngạt. Nếu trẻ nôn ra nhiều máu tươi, thì cần đưa ngay trẻ đi cấp cứu ở cơ sở y tế. Nếu máu nôn ra có dạng như nước cà phê, số lượng không nhiều thì không nguy hiểm lắm. Nhưng về lâm sàng, bất kể nôn ra máu nhiều hay ít đều phải chú ý quan sát mọi tình hình của trẻ bệnh, như trạng thái tinh thần, sắc mặt, mạch đập, nhiệt độ, chân tay ra sao, có đổ mồ hôi lạnh không, sự thay đổi huyết áp như thế nào. 

Trẻ lớn nôn ra máu có thể cho uống thức uống lạnh để cầm máu, ví dụ trong tủ lạnh có nước uống lạnh thì cho trẻ uống từ từ, ngắt quãng mỗi lần 50 - l00ml. 

Khi nôn ra máu cần kiêng ăn, cầm được máu mới cho ăn, uống thức ăn lỏng, không được cấm ăn hoàn toàn, vì không ăn, không uống sẽ tăng tiết axit dạ dày, trực tiếp ảnh hưởng tới đông máu. Nếu nôn ra máu do loét thì có thể cho ăn ít bách bích quy hoặc uống sữa bò kết hợp với uống thuốc cầm máu. 

Trẻ nôn ra máu nặng đi cấp cứu cần chú ý đi đường không để xốc mạnh, tốt nhất có xe cấp cứu đưa đi, nhớ mang theo bệnh án trước đây (nếu có) và toàn bộ các xét nghiệm liên quan để bác sĩ tham khảo, nhanh chóng chẩn đoán đúng bệnh, cấp cứu kịp thời.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...