Khi cảm lạnh trở thành viêm phế quản
Khi bạn bị cảm lạnh, tình trạng này có thể biến thành viêm phế quản, đôi khi còn được gọi là cảm lạnh vùng ngực. Điều quan trọng là bạn nên nhận ra tình trạng này và ngăn chặn chúng trở nên nghiêm trọng hơn. Sau đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn nhận biết tình trạng này và cách chúng dẫn đến viêm phế quản như thế nào.
Khi bị ho, liệu có nên khám bác sĩ hay không?
Ho là một triệu chứng cảm lạnh thông thường. Đây là cách cơ thể loại bỏ đờm hoặc chất nhầy. Nhưng nếu ho vẫn còn sau khi cảm lạnh đã chấm dứt, hãy liên hệ với bác sĩ.
Và khi khám bác sĩ, bạn nên thông báo cho họ biết tình trạng (ho) này đã xảy ra bao lâu. Bên cạnh đó bạn cũng nên nhờ bác sĩ kiểm tra xem liệu có bất kỳ hoạt động hoặc phơi nhiễm nào làm cho tình trạng này tồi tệ hơn hay không, nếu bạn nhận thấy bất kỳ cảm giác khác thường hoặc bất thường nào khác như ho ra chất nhầy, hãy báo với bác sĩ.
Nhưng nếu bạn ho ra đờm dày có màu xanh lá cây hoặc màu vàng, hay nếu bạn thở khò khè, sốt cao hơn 380C, đổ mồ hôi đêm và ho ra máu, bạn cần đi khám bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng hơn cần được chẩn đoán và điều trị.
Đôi khi ho dai dẳng có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Và tình trạng này được gọi là "hen phế quản dạng ho". Hiện tại các tác nhân gây ra căn bệnh này bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh hoặc cúm, bụi, không khí lạnh, tập thể dục hoặc dị ứng. Ngoài ra hen suyễn có thể chịu trách nhiệm gây ra tới 25% các trường hợp ho mãn tính. Và cho đến khi cơn hen xảy ra, bạn có thể vẫn chưa nhận ra phổi cũng có liên quan.
Viêm phế quản hoặc cảm lạnh vùng ngực là gì?
Đôi khi viêm phế quản được gọi là cảm lạnh ngực, tình trạng này xảy ra khi đường thở trong phổi bị viêm và tạo ra quá nhiều chất nhầy. Hiện có hai loại viêm phế quản cơ bản:
- Viêm phế quản cấp tính. Đây là một dạng phổ biến hơn và do nhiễm virus gây ra. Căn bệnh này có thể được gọi là cảm lạnh vùng ngực. Không những thế các đợt viêm phế quản cấp tính có thể liên quan và nghiêm trọng hơn là do hút thuốc. Và dạng viêm phế quản này thường tồi tệ hơn cảm lạnh thông thường nhưng không nghiêm trọng như viêm phổi.
- Viêm phế quản mãn tính. Căn bệnh này xảy ra khi một cơn ho kéo dài từ hai đến ba tháng / mỗi năm, trong ít nhất hai năm. Trong đó hút thuốc là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mãn tính.
Các triệu chứng của viêm phế quản là gì?
Các triệu chứng của viêm phế quản bao gồm:
- Ho thường xuyên và tiết ra chất nhầy.
- Thiếu năng lượng.
- Thở khò khè.
- Sốt.
Liệu có nên khám bác sĩ khi mắc bệnh viêm phế quản hay không?
Hãy gặp bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Ho kéo dài hơn hai đến ba tuần.
- Sốt.
- Ho ra máu hoặc chất nhầy đặc, có màu.
- Bất kỳ tình trạng khó thở nào hoặc thở khò khè.
Liệu có nên điều trị viêm phế quản tại nhà hay không?
Nếu bạn bị viêm phế quản, bạn nên:
- Uống chất lỏng sau một đến hai giờ trừ khi bác sĩ hạn chế lượng chất lỏng của bạn.
- Nghỉ ngơi.
- Đừng hút thuốc.
- Chữa nhức mỏi cơ thể bằng cách lấy dùng thuốc chống viêm không steroid (Non-steroidal anti-inflammatory drug, viết tắt là NSAID) như ibuprofen hoặc naproxen hoặc bằng các loại thuốc giảm đau khác như acetaminophen (Tylenol). Nhưng nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác, hãy nói chuyện với bác sĩ để đảm bảo NSAID hoặc acetaminophen không can thiệp vào chúng. Tuy nhiên trẻ em không nên dùng aspirin. Ngoài ra, các chuyên gia y tế đã đưa ra khuyến nghị không nên dùng thuốc ho và cảm lạnh cho trẻ dưới 4 tuổi.
- Làm theo hướng dẫn của bác sĩ về các cách giúp làm sạch chất nhầy.
- Nếu bạn đang ho ra chất nhầy, hãy lưu ý tần suất bạn ho cũng như màu sắc và lượng chất nhầy. Sau đó báo cáo điều này với bác sĩ.
Nếu bạn bị ho khan và ho ít hoặc không có chất nhầy, bác sĩ có thể kê toa thuốc ho để ức chế tình trạng (ho) này. Bên cạnh đó bác sĩ cũng có thể kê toa một loại thuốc khác giúp nới lỏng chất nhầy, để bạn có khạc chất nhầy ra.
Bởi vì virus là tác nhân thường gây ra hầu hết các trường hợp viêm phế quản, nên việc dùng thuốc kháng sinh sẽ không đem lại nhiều hiệu quả điều trị. Tuy nhiên một số trường hợp ngoại lệ như viêm phế quản do nhiễm vi khuẩn hoặc viêm phế quản ở người lớn thường bị suy giảm chức năng phổi.
Làm thế nào có thể tránh bị viêm phế quản?
- Đừng hút thuốc.
- Đừng cho phép người khác hút thuốc trong nhà của bạn.
- Tránh xa hoặc giảm thời gian tiếp xúc xung quanh với những thứ gây kích thích mũi, cổ họng và phổi, chẳng hạn như bụi hoặc vật nuôi.
- Nếu bạn bị cảm lạnh, hãy nghỉ ngơi nhiều.
- Uống thuốc theo toa bác sĩ đã đề ra bạn.
- Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh.
- Rửa tay thường xuyên.
- Không dùng chung thức ăn, cốc, ly hoặc dụng cụ ăn uống.