Kháo nhớt

Kháo nhớt

Kháo nhớt, Rè nhớt - Machilus leptophylla Hand. - Mazz., thuộc họ Long não - Lauraceae.

Mô tả của cây Kháo nhớt:

Kháo nhớt là dạng cây gọ thường xanh, cao tới 8m, phân cành nhiều, cành nhỏ màu nâu, nhẵn. Lá đơn, mọc so le, tập trung ở đầu cành, hình trứng ngược hay bầu dục, dài 12-23cm, rộng 3,5-6,5cm, mật trên màu lục thẫm, nhẵn, mặt dưới màu trắng nhạt, có lông thưa lúc non; gân bên 14-20 đôi, lõm ở mặt bên, màu hồng; cuống lá dài 1-3cm, nhẵn.

Cụm hoa hình chuỳ ở nách lá; hoa nhỏ có 6 mảnh bao hoa; 9 nhị có bao phấn 4 ô. Quả hình cầu, đường kính lcm; cuống quả dài 0,5-1cm.

Sinh thái của cây Kháo nhớt:

Kháo nhớt mọc rải rác trong rừng nguyên sinh hoặc rừng thứ sinh, ở độ cao 450-1200m.

Ra hoa từ tháng 4-5, mùa quả tháng 6-9.

Phân bố của cây Kháo nhớt:

Kháo nhớt phân bố ở Miền Bắc Việt Nam.

Còn có ở Trung Quốc.

Bộ phận dùng của cây Kháo nhớt:

Rễ cây Kháo nhớt - Radix Machili Leptophyllae.

Công dụng làm thuốc của cây Kháo nhớt:

Ở Triết Giang (Trung Quốc), rễ cây Kháo nhớt làm thuốc, thường dùng bằng cách mài ra chắt lấy nước trộn với cơm tẻ, nấu thành bột hồ, đắp vào chỗ vết thương để trị lở ở lòng bàn tay.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...