Kháo nhậm
Kháo nhậm, Kháo thơm, Bời lời đẹc, Rè vàng - Machilus odoratissima Nees, thuộc họ Long não - Lauraceae.
Mô tả của cây Kháo nhậm:
Kháo nhậm là dạng cây gỗ lớn, nhánh không lông, thường đen đen. Lá có phiến thon ngược, dài 8-10cm, rộng 3cm, đầu tù hay có mũi, không lông, gân bên 7-8 đôi, cuống mảnh, dài 1cm. Chuỳ hoa dài bằng lá; hoa vàng xanh, bao hoa có 5 phiến, nhị sinh sản 9, nhị lép 3 dạng tuyến. Quả nang hình cầu đường kính 1,2cm, đen, trên bao hoa còn lại gập xuống.
Sinh thái của cây Kháo nhậm:
Kháo nhậm mọc rải rác trong rừng nguyên sinh hoặc rừng thứ sinh, nơi sáng, ở độ cao 500-1800m.
Phân bố của cây Kháo nhậm:
Kháo nhậm phân bố ở Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đăk Lăk, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang.
Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Malaixia, Inđônêxia.
Bộ phận dùng của cây Kháo nhậm:
Vỏ cây Kháo nhậm - Cortex Machili Odoratissimae.
Tính vị, tác dụng của cây Kháo nhậm:
Cây kháo nhậm toả mùi thơm nồng. Vỏ nhớt có mùi đặc biệt. Quả chứa dầu đặc, co màu nâu và mùi vị đặc biệt.
Công dụng làm thuốc của cây Kháo nhậm:
Vỏ cây Kháo nhậm được làm nhang trầm. Gỗ dác hồng và lõi trắng hay xám có ánh hồng, được dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng thông thường.