Khản tiếng - Dấu hiệu cảnh báo hàng loạt bệnh nguy hiểm!

Khản tiếng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh dưới đây:
Bệnh tự miễn
Một số bệnh tự miễn có thể khiến hệ miễn dịch tấn công các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến viêm dây thanh quản, gây ra khản tiếng. Một số tình trạng tự miễn có liên quan đến khản tiếng bao gồm hội chứng Sjogren, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì và lupus.
Dây thần kinh bị tổn thương
Dây thần kinh kiểm soát dây thanh âm khi bị tổn thương có thể gây khản tiếng và khó thở. Phẫu thuật tuyến giáp, cột sống hoặc tim cũng có thể làm tổn thương các dây thần kinh này.
Nhiễm virus
Nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến thanh quản và gây ra tình trạng khản tiếng.

Ung thư thanh quản, phổi hoặc tuyến giáp
Trong một số trường hợp, khản tiếng là do tiền ung thư hoặc ung thư phát triển trên thanh quản. Người hút thuốc, uống rượu có nguy cơ cao nhất mắc bệnh ung thư thanh quản. Ung thư ảnh hưởng đến phổi hoặc tuyến giáp cũng có thể tác động đến các dây thần kinh thanh âm và làm suy yếu giọng nói.
Bệnh Parkinson
Người bị Parkinson thường có giọng nói yếu và khó nghe. Giọng nói của họ cũng có thể cộc cằn, khản tiếng hoặc run rẩy.
Teo dây thanh âm
Thông thường, khi bước sang tuổi 60, giọng nói có thể yếu hơn, khản tiếng trầm trọng hơn. Đó là do dây thanh quản bắt đầu teo dần.
Trào ngược dạ dày thực quản
Tình trạng này khiến dịch vị dạ dày trào lên, làm viêm thanh quản, từ đó, gây khản tiếng.
Hướng dẫn cách bảo vệ giọng nói hiệu quả
Để bảo vệ giọng nói của mình, bạn nên:

- Uống nhiều nước: Uống từ 6 - 8 cốc nước mỗi ngày.
- Hạn chế uống rượu và cà phê: Cả hai đồ uống này đều gây khô và kích ứng cổ họng.
- Sử dụng máy tạo ẩm không khí vào mùa đông.
- Tránh các loại thuốc làm khô cổ họng, ví dụ một số thuốc cảm lạnh và dị ứng.
- Bỏ hút thuốc lá
- Tránh xa các thức ăn cay.
- Không sử dụng nước súc miệng có chứa cồn hoặc các chất gây kích thích cổ họng.
- Hít thở sâu trước khi nói: Việc dùng hơi từ cổ họng sẽ khiến cổ họng nhanh mệt, từ đó gây khản tiếng.
- Khi nghe điện thoại, đừng để điện thoại giữa đầu và vai của bạn, vì điều này có thể khiến cơ cổ bị mỏi.
- Đừng nói quá to hoặc thì thầm: La hét và thì thầm đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giọng nói của bạn.