Khái niệm về thuật ngữ đau lưng
Do tính chất phức tạp của bệnh lý đĩa đệm nên từ trước tới nay đã có nhiều khái niệm của nhiều trường phái học thuật khác nhau trong quá trình hiểu biết về đĩa đệm. Vì vậy, khác biệt về quan niệm bệnh và thuật ngữ là điều tất yếu, thậm chí cùng tên gọi nhưng nội dung khác nhau. Tất nhiên mỗi thuật ngữ đều có những lý lẽ giải thích khác nhau trên cơ sở khoa học (có khái niệm còn mang tính chất dân gian và có khi còn mê tín). Sử dụng thuật ngữ nào cho đúng và cho chuẩn xác là một việc rất khó. Có nhiều từ ngữ mà trong từ điển y học và chuyên ngành chưa có, vì vậy có nhiều thuật ngực không thể phiên theo cách từ chữ ra chữ hoặc từ tiếng nước ngoài được mà nhiều khi phải dùng thuật ngữ có ý nghĩa khoa học với khái niệm tương đương.
1. Đau lưng là khái niệm dân gian bao gồm đau thắt lưng, đau sống lưng, đau lưng cấp, đau lưng mạn tính. Y học cổ truyền Việt Nam cũng gọi là đau lưng (yêu thống) với khái niệm rằng: eo lưng là phủ của thận, thận hư thì eo lưng đau. Trong sách Kim quỹ yếu lược, thiên Ngũ tạng phong hàn tích tụ có nói đến chứng thận trước cũng chính là đau lưng. Vì thuật ngữ đau lưng không chỉ rõ vị trí khu trú của đoạn cột sống bị đau nên không dùng trong thuật ngữ khoa học mà chỉ tồn tại trong khái niệm dân gian cổ truyền.
2. Tất cả các bệnh gián tiếp hoặc trực tiếp mà xuất phát từ đĩa đệm được gọi là các bệnh do đĩa đệm (discogen) trong đó những đau đớn thực tế bởi các khớp đốt sống và các dây chằng cũng được kể đến nếu nguyên nhân chủ yếu là do những thay đổi bệnh lý trong các khoang gian đốt sống. Mặc dù một số tổ chức được gọi là đĩa đệm giữa hai đốt sống về quá trình phát triển mô phôi không phụ thuộc vào nhau nhưng nó lại là một biểu hiện chung là đơn vị sinh - cơ học.
3. Khoang gian đốt sống vì không có đủ thành phần nên nó không được gọi là khớp hoặc bán khớp (Luschka, 1850) mà bất đắc dĩ gọi là khớp bán động sụn (synchondrose) (Lideman và Kuhlendahl, 1953). Các liên kết ở các gai sống là các khớp thực thụ mà người ta gọi một cách tốt nhất là các khớp đốt sống.
Khái niệm "khớp cung đốt sống" không phù hợp vì cung đốt sống là một phần của đốt sống và không mang các khớp đốt sống. Cũng như vậy khái niệm "các khớp đốt sống nhỏ" cũng không thoả mãn.
4. Đoạn vận động (Junghanns, 1951) diễn tả một sự thống nhất về chức năng và gồm hai thân đốt sống, một khoang gian sống và phần mềm phụ thuộc.
5. Mặc dù sự hiểu biết về những thay đổi bệnh lý trong khoang gian sống và ý nghĩa của nó đối với từng bệnh cảnh lâm sàng nhất định trong nửa thế kỷ này nhưng các quan điểm về nguyên nhân và điều trị đã có nhiều thay đổi. Điều này đã được phản ánh một phần qua những quy định khác nhau về khái niệm. Trước thời Mixter và Barr (1934) khẳng định sự chèn ép rễ thần kinh do đĩa đệm tổn thương là một nguyên nhân thường gặp của chứng đau dây thần kinh hông to người ta đã quan sát thấy tổ chức thoát vị của đĩa đệm, các u sụn mà người ta gọi là "chondrome" trước ngoài màng cứng (chondrome ventrale extradurale) (Steinke 1918,Clymer và cộng sự 1921, Adson và Ott 1922, Elsberg 1928).
Bradford và Spurling (1950) gọi là hiện tượng hơi lệch ra trước của đĩa đệm còn lành là lôi đĩa đệm (protusion) và phân biệt nó với võ đĩa đệm kèm thoát vị nhân nhầy.
Lindeman và Kuhlendahl (1953) đã chỉ ra rằng phần lớn nhất của tổ chức thoát vị không chỉ gồm nhân nhầy mà còn có tất cả các thành phần của cả đĩa đệm (kể cả các thành phần của các mâm sụn). Như vậy mới là một thoát vị đĩa đệm (prolaps) thực thụ. Trong ngôn ngữ lâm sàng hiện nay, chúng tôi gọi lồi đĩa đệm là sự phồng ra sau của vành viền đĩa đệm khi vòng sợi còn nguyên vẹn. Nếu vòng sợi bị thủng và tổ chức đĩa đệm thoát ra ngoài về phía sau hoặc sau - bên vào khoang ngoài màng cứng, chúng tôi gọi là thoát vị đĩa đệm.
6. Sự chuyển dịch của tổ chức đĩa đệm trong phạm vi khoang gian sống, cơ bản không có những phồng lồi vành viền đĩa đệm ra ngoài, người ta gọi là "sự chuyển dịch khối lượng nội đĩa đệm" hoặc "sự xáo lộn bên trong” (dérangement interne). Các phần thoát ra khỏi tổ hợp đĩa đệm được gọi là "các mảnh đĩa đệm" (sequestrated dise fragment) thường bị xô đẩy hoặc mắc kẹt lại.
7. Những giập nát và các rạn nứt do tuổi trong khoang gian sống biểu hiện sự thoái triển sinh lý của tổ chức đĩa đệm mà theo Schmorl và Junghanns (1951) nó được gọi là chondrosis intervertebralis (hư sụn gian sống). Đó là những thay đổi trong phạm vi của những hiện tượng thoái hoá sụn trong khoang gian sống. Thật ra, các thay đổi của khoang gian sống không chỉ dừng lại ở phạm vi phần sụn như cái tên người ta đặt cho nó là hư sụn gian sống mà nó xảy ra ở toàn bộ đĩa đệm. Chính vì vậy mà khái niệm hư đĩa đệm (discose) là đúng hơn (phù hợp với gốc từ như arthrose-arthritis, discose - diszitis), trong đó người ta hiểu là ở phạm vi thoái hoá đĩa đệm sẽ dẫn tới biến đổi về giải phẫu bệnh, sinh hóa, sinh - cơ học của đĩa đệm. Khái niệm "các thay đổi thoái triển" cũng có thể vận dụng được trong mối quan hệ này. Do đĩa đệm không có khả năng tái tạo nên thoái hoá đĩa đệm hay hư đĩa đệm chưa phải là một giá trị bệnh mà, ý chỉ ra nghĩa một trạng thái sẵn sàng bị bệnh. Điều này có mối liên quan của thoái hoá đĩa đệm với Những Biến đổi xuất hiện ở các mâm sụn thân đốt sống lân cận.
8. Schmorl (1932) gọi sự giập nát của đĩa đệm cùng với phản ứng làm dày lên của bề mặt tận cùng của thân đốt sống là hư xương sụn (ostéochondrose). Biểu hiện X quang rõ nét nhất của thoái hoá đĩa đệm là "hư đốt sống” (spondylose), trong đó các phản ứng xương ở mức độ nhiều hay ít dưới dạng gai xương xuất hiện ở những chỗ mà dây chằng dọc trước tách rời khỏi thân đốt sống. Ở giới hạn sau (phía lưng) của thân đốt sống - đĩa đệm, chỉ trong trường hợp ngoại lệ mới có những thay đổi ở dạng spondylose vì dây chằng dọc sau bám chắc vào vòng sợi của đĩa đệm.
Những khái niệm này không diễn tả một trạng thái bệnh mà nó chỉ biểu hiện sự lão hoá. Sự lão hoá này là số phận sinh vật tất yếu của tổ chức đĩa đệm do sự nuôi dưỡng không thuận lợi và những tác động cơ học mạnh. Ở những người có tuổi đều phát hiện thấy thoái hoá đốt sống và hư xương sụn bất kể có đau hay không đau vùng thoái hoá tương ứng.
9. Bên cạnh khái niệm hư đĩa đệm còn tồn tại khái niệm thoái hoá đĩa đệm (disc - degeneration) vì nó cũng được sử dụng trong thuật ngữ y học quốc tế. Mặc dù thoái hoá đồng thời là một đánh giá nhất định về diễn biến bệnh lý, nhưng không phải trong thực tế, thoái hoá là một thuật ngữ thuần nhất về hình thái học. Thuật ngữ này không có ý nghĩa lâm sàng bởi vì những thay đổi cấu trúc chưa có ý nghĩa là có rối loạn chức phận hoặc là đau đớn, mãi tới khi chúng xuất hiện người ta mới nói tới "Bệnh do đĩa đệm trên cơ sở của các thay đổi thoái hoá".
10. Trong những năm gần đây tác giả Pháp hay dùng như discarthrose (hư đĩa đệm - khớp), discarthrose cervicale (hư đĩa đệm khớp cổ) với ý nghĩa hư đĩa đệm kết hợp với hư khớp. Thuật ngữ này tương đối sát nghĩa, đã nói lên được những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của một quá trình thoái hoá cột sống thường hay phụ thuộc/vào nhau nhưng lại không "diễn tả đúng" vào quá trình thoái hoá gốc rễ chủ yếu là thoái hoá đĩa đệm. Theo cơ chế sinh - cơ học thì thoái hoá khớp đốt sống thường chỉ là hậu quả thứ phát của thoái hoá đĩa đệm. Vì vậy trên lâm sàng và X- quang thấy xuất hiện đồng thời kết hợp cả hư khớp và hư đĩa đệm ở những giai đoạn cuối trong quá trình thoái hoá đĩa đệm.
11. Do nhiều tác động không cân đối lên đĩa đệm, người ta thấy có những sai lệch trục của cột sống bình thường ở bình điện đứng ngang (plan frontal) hoặc ở bình diện đứng dọc (plan sagittal). Các phần ở mặt lõm được nuôi dưỡng kém hơn nên quá trình thoái hoá xảy ra nhanh hơn dẫn tới tại đó hay bị giập nát và tạo nhiều kẽ nứt. Tương tự như biến dạng tiền hư khớp, người ta gọi những tư thế không bình thường trước khi dẫn tới hư đĩa đệm là những biến dạng tiền thoái hoá đĩa đệm (prediseotic deformity) như lệch vẹo cột sống, nghiêng khung chậu. Ở đây cũng vậy, người ta chỉ chú trọng tới những thay đổi cấu trúc: nhấn mạnh tình trạng "sẵn sàng bị bệnh" ở đoạn cột sống này hay ở đoạn lân cận khác chứ chưa phải thuật ngữ có giá trị biểu hiện bệnh. Schlegel (1975) đã vận dụng lần đầu tiên khái niệm "biến dạng tiền thoái hoá" nhưng chỉ giới hạn ở mức độ những phản ứng thay đổi của đốt sống chứ không phải các quá trình trong bản thân đĩa đệm.
12. Các viêm nhiễm được ghép ở vần cuối từ "-itis", sự viêm nhiễm của đĩa đệm được gọi là viêm đĩa đệm (diszitis) và của đốt sống là viêm đốt sống (spondylitis). Trường hợp viêm đồng thời cả đĩa đệm và đốt sống thì đúng ra phải gọi là viêm đốt sống - đĩa đệm (spondylodiszitis), nhưng trong thuật ngữ y học người ta dùng từ spondylitis để chỉ các viêm nhiễm do vi khuẩn của các đốt sống và đĩa đệm, mặc dù bệnh cảnh lâm sàng thể hiện chủ yếu là do viêm đĩa đệm. Còn khái niệm spondylodiszitis nói chung thường chỉ dùng trong quá trình viêm dạng thấp ở ranh giới thân đốt sống - đĩa đệm.
13. Các tên gọi như hội chứng thắt lưng, hội chứng cổ, hội chứng ngực thật ra không chuẩn xác bởi vì không cho phép suy luận ngược về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh mà chỉ nói lên được những đau đớn xuất phát từ đoạn cột sống đó.
Nhưng dù sao các tên gọi như vậy vẫn có phần đúng vì các bệnh do đĩa đệm trước hết hay gặp ở cột sống thắt lưng, cột sống cổ. Mặt khác các đau đớn ở vùng này do căn nguyên khác thường ít gặp cũng như trong y học thuật ngữ này quen gọi như vậy.
14. Để dễ hiểu hơn trong lâm sàng và trong thực tế người ta thấy cần phải chẩn đoán cụ thể và chính xác hơn các triệu chứng của bệnh do đĩa đệm. Ngoài các triệu chứng cục bộ ở đoạn cột sống tương ứng thường gặp, có thể bắt gặp các triệu chứng lâm sàng do tổn thương rễ và tuỷ, não (trường hợp ở những đoạn cột sống ngực và cổ).
Ở đoạn cột sống thắt lưng, người ta phân biệt về cơ bản hai khái niệm là: đau đớn cục bộ khu trú tại vùng thắt lưng và đau lan xuyên xuống hai chỉ dưới. Hội chứng đau thắt lưng cục bộ bao gồm các đau đớn ở vùng cột sống thắt lưng không kèm theo các biểu hiện kích thích rễ. Hội chứng này đồng nghĩa với "low back pain" trong từ điển tiếng Anh.
15. Bên cạnh các trạng thái đau cấp tính còn các trạng thái đau mạn tính. Nếu gộp hai trạng thái đau này vào một từ lumbago thì thuật ngữ sẽ không đúng. Thật ra, lumbago chỉ diễn đạt một trong các dạng biểu hiện cấp tính của hội chứng thắt lưng cục bộ mà thôi. Lumbago chữ Latinh là lumbago (giống cái) lumbaginis (số nhiều) dịch ra tiếng Việt là hệt thắt lưng, từ này được dùng trong y học để chỉ những đau đớn lệ thuộc vào vận động ở vùng cột sống thắt lưng. Dáng đi luôn kèm theo tư thế sai lệch hơi lao người ra phía trước này được dân gian gọi là "phát súng của mụ phù thuỷ". Khái niệm lumbago còn được sử dụng trong thú y học để chỉ trạng thái cứng đờ cơ của ngựa kéo dài từ 12 - 24 giờ.
16. Khái niệm chung cho các biểu hiện kích thích rễ do đĩa đệm ở vùng cột sống thắt lưng là hội chứng rễ thắt lưng. Không phải chỉ có đau đớn nào lan xuống hai chỉ mới là hội chứng rễ (đau dây thần kinh hông to), mà cũng có những trường hợp hội chứng thắt lưng ở cao gây chèn ép rễ trước của L2 - L3 nên nó không đi tới dây thần kinh hông to.
17. Trong điều trị phục hồi chức năng của hội chứng đĩa đệm cục bộ vùng thắt lưng người ta dùng các dụng cụ để làm vững từng đoạn cột sống. Vì vậy có hai thuật ngữ của hai phương tiện dễ nhầm:
- Loại thứ nhất chỉ có tác dụng làm vững nhưng không làm bất động cột sống vùng ngực và bụng, loại này cấu trúc ôm gọn lấy ngực và bụng, làm vững eo thắt lưng và làm nhỏ bụng lại, tiếng Việt gọi loại này là: đai đỡ thân; tiếng Đức gọi là stutzmieder, mieder; tiếng Anh là dressine, low back support; tiếng Pháp là bandage hay ceinture.
- Loại thứ hai có tác dụng vừa làm vững, vừa bất động cột sống, thường được gọi chung là Coóc-xê (corset, korsett...).