Kết hợp thuốc đem lại lợi ích cho một số bệnh nhân ung thư phổi đã từng điều trị

Kết hợp thuốc đem lại lợi ích cho một số bệnh nhân ung thư phổi đã từng điều trị

Việc bổ sung chất ức chế MET (tên khoa học là MET) trong thuốc Savolitinib kết hợp với chất EGFR (tên khoa học là EGFR) có trong thuốc Osimertinib đã đáp ứng điều trị ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ đột biến gen (đã từng chống lại điều trị thuốc Osimertinib trước đó). Bên cạnh đó, nghiên cứu còn mở rộng thử nghiệm các giai đoạn sau của bệnh và được trình bày tại Hội nghị thường niên AACR 2019, ngày 29/3 đến ngày 3/4.

Cho đến nay, các liệu pháp điều trị nhắm mục tiêu vào chất EGFR cho bệnh nhân ung thư phổi đột biến gen chỉ bao gồm các thuốc ức chế Tyrosine kinase (tên khoa học là TKIs) khác nhau, mặc dù các nhà nghiên cứu biết rằng trong hơn 10 năm qua, tỷ lệ kháng với chất EGFR là do kích hoạt của chất MET, Bác sĩ Lecia V. Sequist, một bác sĩ chuyên khoa ung thư lồng ngực và giám đốc Trung tâm Ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts cho biết.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy việc gia tăng chất MET trong quá trình điều trị đã bỏ xót khoảng 5 - 10% bệnh nhân ở giai đoạn tiến triển điều trị bằng chất EGFR (ở thế hệ 1 và 2) và khoảng 25% bệnh nhân được điều trị ở thế hệ thứ 3, Sequist giải thích.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn cho biết: Ở các thử nghiệm lâm sàng trước đây việc kết hợp chất EGFR và MET trong điều trị đã không thành công, một phần là do sự kết hợp thuốc và phần lớn là do bệnh nhân không được lựa chọn dựa trên dấu ấn sinh học thích hợp, Sequist nói. Vì thế trong thử nhiệm này, chất EGFR và MET sẽ được sử dụng hiệu quả hơn và những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào bị đột biến gen được yêu cầu phải ghi chi tiết về thông tin của họ cũng như tình trạng kháng thuốc có chất MET.

Kết quả tạm thời của nghiên cứu được chia làm 2 nhóm:

  • Ở nhóm đầu tiên, là sự kết hợp thuốc Osimertinib và Savolitinib được thử nghiệm ở những bệnh nhân ung thư phổi bị đột biến gen.
  • Ở nhóm thứ hai, cũng kết hợp tương thự như nhóm đầu tiên nhưng lại được thử nghiệm ở những bệnh nhân kháng thuốc có chất MET.

Từ những dữ liệu trong nghiên cứu, lần đầu tiên các nhà nghiên cứu chứng minh được lợi ích của việc kết hợp chất ức chế MET và EGFR ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. Qua đó cho thấy hiệu quả của việc kết hợp này trong hóa trị liệu (đây là lựa chọn điều trị chính) cho bệnh nhân hiện nay. 

Phát hiện này là quan trọng trong việc lựa chọn cẩn thận bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu về các liệu pháp mới và có thể kiểm soát được căn bệnh này.

Ở nhóm đầu tiên, có 46 bệnh nhân được điều trị bằng thuốc Osimertinib và Savolitinib, tỷ lệ đáp ứng khả quan là 52%. Thời gian trung bình đáp ứng thuốc là 7,1 tháng.

Còn ở nhóm thứ hai, có 48 bệnh nhân cũng được điều trị bằng thuốc Osimertinib và Savolitinib, tỷ lệ đáp ứng khả quan là 28%. Thời gian trung bình đáp ứng thuốc là 9,7 tháng.

Nhìn chung kết quả này có thể chấp nhận được, mặc dù độc tính ở thuốc osimertinib và savolitinib vẫn còn và đã có một số bệnh nhân đã ngừng điều trị do độc tính, Sequist nói. Ngoài ra, các tác dụng phụ thường gặp nhất là buồn nôn, tiêu chảy và giảm số lượng bạch cầu và tiểu cầu.

Và đã có một số bệnh nhân bị di căn não đã tử vong vì suy thận vài ngày sau khi bắt đầu điều trị kết hợp. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng rất khó đánh giá các sự kiện bất lợi này liên quan đến các loại thuốc nghiên cứu, Sequist nói. Hiện tại chúng tôi đang xem xét các thông tin về những ảnh hưởng của thuốc và tìm cách kiểm soát các sự kiện bất lợi này, cô nói thêm.

Kể từ khi bắt đầu thử nghiệm, thuốc Osimertinib đã được chấp thuận để điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ đột biến gen. Vì thế một số bệnh nhân đã nhận được thuốc Osimertinib (dòng đầu tiên) và đã kháng với thuốc có chất MET. Tuy nhiên, trong giai đoạn II, nghiên cứu sẽ được mở rộng ở những bệnh nhân kháng thuốc Osimertinib và dương tính với MET.

Đây chỉ là những thử nghiệm ở giai đoạn đầu và những phát hiện này cần xem xét thêm ở những thử nghiệm lớn hơn, Sequist lưu ý.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...