Kết cấu của dạ dày ra sao?
Dạ dày giống như chiếc túi đàn hồi, hình chữ J, là nơi phình to nhất của hệ tiêu hoá, có hai lỗ, lỗ vào là tâm môn, lỗ ra là môn vị. Chỗ nối nhau giữa thành trước và thành sau có dạng uốn cong, bờ trên tương đôi ngắn, gọi là bờ cong nhỏ, chỗ lõm ở phía trên bên phải. Điểm thấp nhất của chỗ lõm gọi là vết cắt góc. Bờ dưới dài, gọi là bờ cong lớn, chỗ lồi ở phía dưới trái. Lâm sàng chia dạ dày thành 4 phần:
1. Phần cuống: chỉ đoạn ngắn sát tâm môn.
2. Đáy dạ dày: nằm phía trái tâm môn, là phần lùm lên trên mặt phẳng tâm môn, khi người đứng, một ít chất khí trong dạ dày sẽ tập trung ở chỗ này.
3. Thân dạ dày: là phần lớn nhất, nằm giữa dạ dày, lấy đường thăng bằng giữa tâm môn dạ dày với đáy dạ dày làm giới hạn.
4. Phần môn vị: là phần từ phía dưới mặt phẳng kể từ vết cắt góc đến môn vị.
Dạ dày có 4 lớp:
màng bao bọc bên ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và màng nhầy (niêm mạc).
Khi dạ dày rỗng thì bề mặt khoang dạ dày màu đỏ, có nhiều đường gấp không đều nhau. Đường gấp do niêm mạc và lớp cơ trơn dưới niêm mạc tạo thành, ở bờ cong nhỏ có 4-5 đường gấp chạy theo chiều dọc, tương đối cố định, thức ăn di chuyển đến tá tràng theo các rãnh dọc giữa các đường gấp này. Khi dạ dày chứa đầy thức ăn thì các đường gấp biến mất. Lớp cơ dày do nhiều lớp cơ dọc và cơ vòng chéo trong, vòng giữa và dọc ngoài tạo thành. Cơ dày ba lớp có lợi cho việc tăng cường tiêu hóa cơ năng đối với thức ăn, còn có tác dụng duy trì độ căng của dạ dày. Màng nhầy nằm ngoài cùng, bề mặt trơn bóng, giúp giảm ma sát của dạ dày khi co bóp.