Keo cao

Keo cao

Keo cao - Acacia catechu (L.f.) Willd., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả của cây Keo cao:

Keo cao là dạng cây gỗ nhỏ, nhánh không có lông; lá kèm biến thành gai nhỏ. Lá có cuống có tuyến ở phần trên; lá lông chim dài 3,5-4,5cm; lá chét cong cong, không cân, to 3,5x0,7mm, gân không rõ, không lông. Bông ở nách lá dài hơn cuống; hoa màu trắng. Quả tròn dài, dẹp, nâu đậm; hột hình thấu kính to 8mm, màu nâu.

Sinh thái của cây Keo cao:

Keo cao là dạng cây trồng.

Phân bố của cây Keo cao:

Keo cao được trồng tại Thảo cầm Viên thành phố Hồ Chí Minh ... Nguồn gốc từ Ấn Độ.

Bộ phận dùng của cây Keo cao:

Vỏ cây Keo cao - Cortex Acaciae.

Người ta còn dùng vỏ khô và cành nhánh; có nơi dùng gỗ.

Thành phần hoá học của cây Keo cao:

Trong cây Keo cao có Gôm nhựa chứa D-galactose (9 moles), L-arabinose (4 moles), D-rhamnose (3 moles) và L- glucoronic acid (3 moles). Khi thủy phân, gôm chứa acid aldobiuronic, chính là 6-D-glucuronoside- D- galactose. Nhựa cachou chứa các flavon-3 ols (catechol, epicatechol, 10-12%), các tanin đông đặc (25-30%), các gôm. Vỏ chứa catechin, catechutannic acid, tanin. Gỗ chứa a-, p- và Ỵ- catechin, còn có 1-epicatechin.

Tính vị, tác dụng của cây Keo cao:

Keo cao có vị đắng, chát, tinh hơi hàn; dùng chế "Nhi trà cao” có khả năng thu liễm, chỉ huyết, chỉ thống, sinh cơ, thanh nhiệt, sinh tân, hoá đàm.

Công dụng làm thuốc của cây Keo cao:

Vỏ cây Keo cao được sử dụng để ăn trầu và nhuộm.

Trong y học cổ truyền Thái Lan, người ta dùng gỗ cây Keo cao trị tiêu chảy; dùng ngoài để điều trị vết thương và các bệnh ngoài da.

Ở Trung Quốc, người ta sử dụng Nhi trà cao trị trẻ em tiêu hoá bất lương do trúng độc, lỵ, lao phổi khạc ra máu, thổ huyết, chảy máu mũi, ngoại thương xuất huyết, bỏng cháy, viêm xoang miệng, loét cổ tử cung, mụn nhọt lở loét, eczema và phù (thấp chẩn thủy thũng).

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...