Huỳnh liên

Huỳnh liên

Huỳnh liên, So đo bông vàng - Tecoma stans (L.) H.B.K. [Stenolobium Stans (L.) Seem.], thuộc họ Núc nác - Bignoniaceae.

Mô tả của cây Huỳnh liên:

Huỳnh liên là dạng cây nhỡ mọc đứng cao 2-4m, phân cành nhiều, cành tròn. Lá mọc đối, hai lần kép; lá chét bậc hai có răng, không lông.

Chùm hoa đứng, đơn hay kép; hoa to, vàng rất tươi, đẹp; đài có 5 lá đài bằng nhau; tràng có ống dài 3cm, hai môi với 5 tai bằng nhau; nhị 4, không thò. Quả nang dài 5cm, dẹp dẹp; hạt tròn dài, có 2 cánh mỏng. 

Sinh thái của cây Huỳnh liên:

Cây huỳnh liên mọc khoẻ, ưa khí hậu nóng, ẩm, chịu được khô. Trồng bằng hạt.

Ra hoa vào mùa hè và hầu như quanh năm.

Phân bố của cây Huỳnh liên:

Huỳnh liên có nguồn gốc từ châu Mỹ, được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới.

Ở nước ta, có trồng ở thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác (Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai...).

Bộ phận dùng của cây Huỳnh liên:

Rễ cây Huỳnh liên - Radix Tecomae.

Thành phần hoá học của cây Huỳnh liên:

Rễ cây Huỳnh liên chứa triterpen, các hydrocarbon, nhựa; còn có alcaloid lỏng là tecomine và một alcaloid khác ở độ sôi 275°C. Lá chứa một alcaloid khác là tecostanine.

Công dụng làm thuốc của cây Huỳnh liên:

Dân gian dùng rễ cây Huỳnh liên giã với nước muối, thêm nước chưng để uống trị sốt cao (Phân viện Dược liệu TP. Hồ Chí Minh). Rễ cây được sử dụng ở Ấn Độ làm thuốc trị nọc độc, diệt chuột và trị bò cạp đốt. Có tác giả cho là rễ lợi tiểu và bổ. Hoa dùng trị đau bụng, có lẽ trị đái đường. (Cây cỏ Việt Nam).

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...