Huyết áp cao và Cơn tăng huyết áp
Cơn tăng huyết áp là một thuật ngữ dành cho tăng huyết áp kịch phát và tăng huyết áp cấp cứu. Thông thường hai tình trạng này xảy ra khi huyết áp bị tăng cao đột ngột, có thể gây tổn thương nội tạng.
Tăng huyết áp kịch phát
Tăng huyết áp kịch phát xảy ra khi huyết áp bị tăng đột biến - chỉ số huyết áp là 180/110 hoặc cao hơn - nhưng không có thiệt hại cho các cơ quan của cơ thể. Tuy nhiên huyết áp có thể được hạ xuống an toàn trong vòng vài giờ với thuốc huyết áp.
Tăng huyết áp cấp cứu
Tăng huyết áp cấp cứu có nghĩa là huyết áp tăng cao đến mức tổn thương nội tạng có thể xảy ra. Khi tình trạng này xuất hiện huyết áp phải được giảm ngay lập tức để ngăn ngừa tổn thương nội tạng sắp xảy ra. Điều này được thực hiện trong một đơn vị chăm sóc đặc biệt của bệnh viện.
Tổn thương nội tạng liên quan đến tăng huyết áp cấp cứu có thể bao gồm:
- Thay đổi trạng thái tinh thần, chẳng hạn như nhầm lẫn.
- Chảy máu vào não (đột quỵ).
- Suy tim.
- Đau ngực (đau thắt ngực không ổn định).
- Dịch trong phổi (phù phổi).
- Đau tim.
- Chứng phình động mạch chủ (bóc tách động mạch chủ).
- Sản giật (xảy ra trong thai kỳ).
Tăng huyết áp cấp cứu rất hiếm khi xảy ra. Nhưng khi nó xuất hiện, thường là khi tăng huyết áp không được điều trị, nếu bệnh nhân không dùng thuốc huyết áp, hoặc họ đã dùng một loại thuốc không kê đơn làm trầm trọng thêm tình trạng huyết áp.
Triệu chứng tăng huyết áp cấp cứu
Các triệu chứng của tăng huyết áp cấp cứu bao gồm:
- Nhức đầu hoặc mờ mắt.
- Gia tăng sự nhầm lẫn.
- Động kinh.
- Đau ngực ngày càng tăng.
- Khó thở ngày càng tăng.
- Sưng hoặc phù (tích tụ chất lỏng trong các mô).
Chẩn đoán tăng huyết áp cấp cứu
Để chẩn đoán tình trạng tăng huyết áp cấp cứu, bác sĩ sẽ hỏi một số câu để hiểu rõ hơn về lịch sử y tế của bạn. Họ cũng cần phải biết tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng, bao gồm cả thuốc không kê đơn và thuốc giải trí. Ngoài ra, bạn hãy nói với bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thảo dược hoặc thực phẩm bổ sung nào.
“Thuốc giải trí là việc sử dụng một loại thuốc kích thích thần kinh để tạo ra một thay đổi trạng thái ý thức nhằm tạo ra niềm vui, bằng cách sửa đổi nhận thức, cảm xúc và tình cảm của người dùng.”
Một số xét nghiệm sẽ được thực hiện để theo dõi huyết áp và đánh giá tổn thương nội tạng, bao gồm:
- Theo dõi huyết áp thường xuyên.
- Khám mắt để tìm kiếm sưng và chảy máu.
- Xét nghiệm máu và nước tiểu.
Điều trị cho tăng huyết áp cấp cứu và liên quan đến tổn thương nội tạng là gì?
Trong trường hợp tăng huyết áp cấp cứu, mục tiêu đầu tiên là hạ huyết áp càng nhanh càng tốt với thuốc huyết áp tiêm tĩnh mạch (IV) để ngăn ngừa tổn thương nội tạng. Ngoài ra nếu bất cứ tổn thương nội tạng nào đã xảy ra, đều được điều trị bằng các liệu pháp dành riêng cho cơ quan bị tổn thương.