Huyết áp cao và bệnh thận
Huyết áp cao (tăng huyết áp) là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận và suy thận (bệnh thận giai đoạn cuối).
Tăng huyết áp có thể gây tổn thương cho các mạch máu và bộ lọc trong thận, khiến việc loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể trở nên khó khăn. Vì vậy khi một người được chẩn đoán mắc bệnh thận giai đoạn cuối, họ thường được lọc máu (đây là một quá trình làm sạch máu) hoặc ghép thận là cần thiết.
Các triệu chứng của bệnh thận là gì?
Các triệu chứng của bệnh thận bao gồm:
- Huyết áp cao / xấu đi.
- Giảm lượng nước tiểu hoặc khó tiểu.
- Phù (giữ nước), đặc biệt là ở chân dưới.
- Cần đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm.
Chẩn đoán bệnh thận như thế nào?
Cũng như huyết áp cao, bạn có thể không nhận ra mình đang bị bệnh thận. Do đó việc thực hiện một số xét nghiệm (trong phòng thí nghiệm) có thể chỉ ra liệu thận của bạn có đang loại bỏ chất thải đúng cách hay không. Những xét nghiệm này bao gồm creatinine huyết thanh và đo lượng nitơ urê trong máu (BUN - Blood Urea Nitrogen), mức độ cao của một trong hai xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ phát hiện ra tổn thương thận. Protein niệu (là tình trạng dư thừa protein trong nước tiểu), cũng là một dấu hiệu của bệnh thận.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh thận do huyết áp cao?
Bệnh thận do huyết áp cao ảnh hưởng đến mọi nhóm và chủng tộc. Tuy nhiên, một số nhóm nhất định có nguy cơ cao hơn, bao gồm:
Làm thế nào có thể ngăn ngừa bệnh thận?
Để ngăn ngừa tổn thương thận do huyết áp cao, bạn cần:
- Cố gắng giữ cho huyết áp luôn trong phạm vi kiểm soát.
- Kiểm tra huyết áp thường xuyên.
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý.
- Tập thể dục vừa phải, chẳng hạn như đi bộ 30 phút mỗi ngày.
- Dùng thuốc bác sĩ kê toa.
Bệnh thận được điều trị như thế nào?
Đối với những bệnh nhân bị huyết áp cao và bệnh thận, phương pháp điều trị quan trọng nhất là kiểm soát tốt huyết áp thông qua thay đổi lối sống. Ngoài ra thuốc ức chế men chuyển angiotensin và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) làm giảm huyết áp và có thể bảo vệ thận khỏi bị tổn thương thêm, nhưng phương pháp điều trị cần phải được cá nhân hóa.