Hông

Hông

Hông - Paulownia fortunei (Seem.) Hemsl., thuộc họ Hoa mõm sói - Scrophulariaceae.

Mô tả của cây Hông:

Cây hông là dạng cây gỗ rụng lá, cao tới 20m; cành nhỏ mập, màu xám vàng, không có lông. Lá đơn mọc đối, to, dài đến 20-30cm, rộng gần bằng dài, màu lục, mặt dưới có lông dày. Chuỳ hoa ở ngọn cành, 2-8 hoa; hoa to, thơm, tràng cao đến 10cm, mặt ngoài màu ngà ửng tía, mặt trong tím đậm ở ống. Quả nang hình bầu dục, mang đài tồn tại; vỏ quả ngoài dày, hóa gỗ; quả chứa nhiều hạt nhỏ, có cánh trong suốt.

Sinh thái của cây Hông:

Cây hông gặp rải rác trong rừng thưa trên núi đất hoặc đất pha sét, dưới chân núi đá vôi, ở độ cao 1000-1500m.

Ra hoa tháng 4-5, có quả tháng 8-9.

Phân bố của cây Hông:

Cây hông phân bố ở Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn.

Còn có ở Trung Quốc, Lào.

Bộ phận dùng của cây Hông:

Rễ cây, vỏ rễ, vỏ thân, hoa quả và lá cây Hông - Radix, Cortex Radicis, Cortex, Flos, Fructus et Folium Paulowniae.

Thành phần hoá học của cây Hông:

Hạt cây Hông chứa dầu (24%). Ở loài cây Bào đồng - Paulownia tomentosa (Thunb.) Steud., hoa chứa acid ursolic và matteucinol.

Tính vị, tác dụng của cây Hông:

Cây hông có vị đắng, tính hàn; có tác dụng khư phong trừ thấp, giải độc tiêu thũng.

Có sách ghi: Vỏ thanh nhiệt giải độc; quả nhuận tràng thông tiện.

Công dụng làm thuốc của cây Hông:

Rễ cây Hông dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức xương, vỏ rễ chữa gân cốt ứ đau.

Vỏ cây Hông chữa đòn ngã tổn thương, phong thấp, sang dương, đơn độc.

Hoa và lá tươi cây Hông được dùng chữa nhọt độc, bỏng, sưng tấy. Hoa còn dùng chữa viêm tuyến nước bọt, viêm kết mạc mắt cấp tính.

Quả cây Hông dùng trị viêm phế quản mạn tính; cũng dùng trị tiện bí.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...