Hơn 2 tỷ người trên toàn cầu gặp vấn đề tổn thương tầm nhìn
Hiện nay hơn 2 tỷ người trên toàn thế giới bị các vấn đề về thị lực từ suy yếu đến mù lòa, theo một báo cáo mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO - World Health Organization).
Và ít nhất 1 tỷ người trong số này có các vấn đề về tầm nhìn như cận thị và viễn thị, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể - tất cả những tình trạng này đều có thể đã từng được ngăn chặn hoặc chưa được điều trị.
Trích lời Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO, trong một bản tin từ tổ chức cho biết: Tình trạng mắt và suy giảm thị lực là rất phổ biến, và thường chúng không được điều trị.
“Suy giảm thị lực là tình trạng khả năng nhìn ở một mức độ nào đó bị giảm đi, gây ra những vấn đề không thể khắc phục được bằng cách đeo kính hoặc ở những người có khả năng nhìn kém khi không đeo kính hoặc kính áp tròng. Suy giảm thị lực phổ biến nhất là tật khúc xạ. Trong đó cận thị, viễn thị, loạn thị là những ví dụ về tật khúc xạ.”
Đối với những trường hợp cần chăm sóc mắt, họ có thể nhận được các can thiệp chất lượng mà không gặp phải khó khăn về tài chính. Bao gồm chăm sóc mắt trong các chương trình bảo hiểm y tế và các gói chăm sóc thiết yếu được biết đến là một phần quan trọng trong quá trình của mọi quốc gia đối với bảo hiểm y tế toàn cầu", ông nói.
Còn ở dân số già, thay đổi lối sống và hạn chế tiếp cận chăm sóc mắt, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp và trung bình là một trong những lý do chính làm tăng số trường hợp mắc các vấn đề về thị lực.
Không thể chấp nhận được hiện có 65 triệu người bị mù hoặc suy giảm thị lực, bởi vì thị lực của họ có thể được điều chỉnh với một ca phẫu thuật đục thủy tinh thể, hoặc hơn 800 triệu người đang phải vật lộn trong các hoạt động hàng ngày vì họ không tiếp cận được với một cặp kính, ông nói thêm.
Các tình trạng về mắt và suy giảm thị lực có xu hướng phổ biến hơn nhiều ở những người ở khu vực nông thôn, những người có thu nhập thấp, phụ nữ, người già, người khuyết tật, dân tộc thiểu số và dân bản địa, trích dẫn thông tin từ báo cáo đầu tiên của WHO về vấn đề tầm nhìn trên toàn thế giới.
“Thông thường những dấu hiệu cảnh báo về tình trạng mắt và thị lực thường bị bỏ qua như xuất hiện những vệt mờ trong mắt, mắt đỏ, khô mắt, đau mắt, thấy quầng xung quanh nguồn sáng, nhạy cảm với ánh sáng…”
Suy giảm thị lực không được điều trị ở các khu vực thu nhập thấp và trung bình cao hơn khoảng bốn lần so với các khu vực thu nhập cao và hiện cần tới 14,3 tỷ đô la để điều trị cho 1 tỷ người bị suy giảm thị lực hoặc mù lòa do đục thủy tinh thể và cận thị và viễn thị, trích dẫn thông tin từ báo cáo cho biết.
Theo Alarcos Cieza, người đứng đầu các nỗ lực của WHO về phòng chống mù - điếc, khuyết tật và phục hồi chức năng, chia sẻ: Cho đến nay, có hàng triệu người bị suy giảm thị lực nghiêm trọng và không thể tham gia vào các hoạt động xã hội một cách đầy đủ, bởi vì họ không thể tiếp cận các dịch vụ phục hồi chức năng, các dịch vụ chăm sóc mắt, bao gồm phục hồi chức năng, phải được cung cấp gần hơn với cộng đồng để mọi người đạt được tiềm năng tối đa của họ.
“Tại Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu người mù và thị lực kém. Trong đó tỷ lệ tật khúc xạ ước tính ở mức từ 15% - 40%, tương ứng khoảng từ 14-39 triệu người. Đối với trẻ em từ 6-15 tuổi, tỷ lệ tật khúc xạ ở thành phố là 25-40% và 10-15% ở nông thôn. Với tật khúc xạ mắt, việc cung cấp kính cho người bị tật khúc xạ là một trong những can thiệp hiệu quả, chi phí hợp lý và phù hợp nhất, góp phần làm giảm tỷ lệ các bệnh mù lòa có thể phòng được. Trên 80% tỷ lệ người mù ở Việt Nam có thể phòng, chữa được bằng can thiệp này.”
Theo thông tin từ Robert Preidt - Phóng viên HealthDay