Hội chứng Trầm Cảm Sau Sinh

Hội chứng Trầm Cảm Sau Sinh

Hội chứng trầm cảm sau sinh là gì? 

Trầm cảm sau sinh là hội chứng người mẹ có thể mắc phải sau khi sinh. Hội chứng trên có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sau khi bé, nhưng phổ biến nhất là trong 3 tuần đầu tiên sau khi sinh.

Nếu bị hội chứng này, người bệnh sẽ có cảm giác buồn, vô vọng và tội lỗi vì họ cảm thấy không muốn gắn kết hoặc chăm sóc con của họ.

Hội chứng trầm cảm sau sinh có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sau khi bé

Hội chứng trầm cảm sau sinh có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sau khi bé

Tuy nhiên nhiều bà mẹ đôi khi còn bị rối loạn tâm trạng cực đoan, hay được gọi là rối loạn tâm thần sau sinh. 

Trầm cảm sau sinh không phải là điểm yếu bản thân hay lỗ hổng nhân cách. Đôi khi hội chứng trên chỉ đơn giản là biến chứng sau khi sinh. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, kiểm soát được các triệu chứng, sẽ bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé.

Nguyên nhân gây ra hội chứng trầm cảm sau sinh là gì? 

Hiện nay không xác định được nguyên nhân duy nhất hay cụ thể nào có thể gây ra hội chứng trên. Nhưng nguyên nhân có thể gây ra bệnh trầm cảm sau sinh chủ yếu vẫn là yếu tố về thể chất và tình cảm. Sau đây là 2 nguyên nhân thường được thấy ở hội chứng trên:

- Thay đổi thể chất:

Sau khi sinh, các hormone liên quan đến tinh thần, tình cảm bị suy giảm, dẫn đến trầm cảm sau sinh. Ngoài ra các hormone được sản ra bởi tuyến giáp cũng có thể giảm nhanh, khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán chường.

- Thay đổi cảm xúc, tình cảm:

Sau khi sinh, giấc ngủ của người bệnh bị ảnh hưởng, tinh thần thay đổi gây ra các khó khăn ngay cả khi đang xử lý các vấn đề nhỏ. Người bệnh có thể sẽ cảm thấy lo lắng không thể chăm sóc được cho con họ, luôn suy nghĩ bản thân thiếu hấp dẫn hơn, mất đi cá tính, hay mất khả năng kiểm soát cuộc sống cá nhân.

Thay đổi cảm xúc, tình cảm là biểu hiện rõ.

Thay đổi cảm xúc, tình cảm là biểu hiện rõ.

Triệu chứng dễ nhận thấy nhất ở hội chứng trầm cảm sau sinh là gì? 

Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh hay trong khi mang thai đều giống nhau. Người bệnh có thể thấy được các dấu hiệu của hội chứng trầm cảm sau sinh sau đây xảy ra hầu như mỗi ngày, có thể thời gian trong ngày hoặc kéo dài ít nhất là hai tuần liên tiếp:

- Vô cùng buồn chán, cảm giác trống rỗng hoặc tuyệt vọng.

- Khóc mọi lúc.

- Mất hứng hay không vui vẻ trong các hoạt động và sở thích thông thường hàng ngày.

- Khó ngủ vào ban đêm hoặc buồn ngủ vào ban ngày.

- Mất cảm giác thèm ăn hoặc ăn quá nhiều, cân nặng tăng hoặc giảm không chủ định.

- Cảm giác là kẻ vô dụng hoặc cảm giác tội lỗi chế ngự cảm xúc.

- Tâm trạng luôn bồn chồn hoặc trì trệ.

- Khó tập trung hoặc đưa ra quyết định.

- Cảm thấy cuộc đời không còn ý nghĩa để sống, luôn có cảm giác muốn tự tử.

Vô cùng buồn chán, cảm giác trống rỗng hoặc tuyệt vọng.

Vô cùng buồn chán, cảm giác trống rỗng hoặc tuyệt vọng.

Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác của hội chứng trên bao gồm:

- Cáu kỉnh hay tức giận.

- Xa lánh hoặc tránh xa bạn bè và gia đình.

- Lo lắng quá nhiều cho bé dẫn đến tình trạng suy nghĩ tiêu cực.

- Không quan tâm đến hoặc không muốn chăm sóc cho bé.

- Cảm giác mệt mỏi đến mức người bệnh không thể ra khỏi giường trong nhiều giờ.

- Trong các trường hợp hiếm hoi, một số phụ nữ trầm cảm sau sinh có những suy nghĩ ảo tưởng hoặc ảo giác, có thể dẫn đến gây hại cho bé.

Điều trị hội chứng trầm cảm sau sinh

Nếu người bệnh phát hiện các triệu chứng như trên, nên đi gặp bác sĩ để theo dõi và thường xuyên tái khám. Nếu các triệu chứng nặng hơn, bác sĩ có thể đề nghị điều trị tâm lý, thuốc chống trầm cảm hoặc cả hai. Sau đây là những phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay như sau:

- Liệu pháp nói chuyện:

Hay còn gọi là tư vấn hoặc liệu pháp tâm lý, có thể nói chuyện trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa hoặc một nhóm các phụ nữ đã trải qua kinh nghiệm tương tự. Trong gia đình hoặc các cặp vợ chồng đang điều trị hội chứng trên, bác sĩ trị liệu sẽ làm việc với người bệnh, chồng của họ hoặc người thân của họ, để đem đến hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.

Tư vấn hoặc liệu pháp tâm lý, có thể nói chuyện trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa hoặc nhóm phụ nữ.

Tư vấn hoặc liệu pháp tâm lý, có thể nói chuyện trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa hoặc nhóm phụ nữ.

- Thuốc chống trầm cảm:

Giúp cân bằng các hóa chất trong não và điều chỉnh tâm trạng của người bệnh. Triệu chứng của người bệnh có thể được cải thiện sau khi uống thuốc từ 3 hoặc 4 tuần. Tuy nhiên thuốc chống trầm cảm có thể gây ra các tác dụng phụ, nhưng hầu hết chúng sẽ mất đi sau một thời gian ngắn. Nếu các tác dụng phụ gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân hoặc nếu trầm cảm trở nên tồi tệ hơn hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để có hướng điều trị khác tốt hơn.

- Đối với 1 số trường hợp khi sử dụng liệu pháp nói chuyện hoặc thuốc không đem lại hiệu quả:

Trong trường hợp này, bác sĩ có thể gợi ý điều trị điện (ECT). Phương pháp điều trị này sử dụng một dòng điện nhỏ truyền vào não trong khi bệnh nhân được gây mê toàn thân. Các chuyên gia tin rằng sự kích thích điện sẽ làm thay đổi các chất hóa học trong não giúp giảm các triệu chứng trầm cảm trên.

Phòng chống hội chứng trầm cảm sau sinh

- Hãy lựa chọn lối sống lành mạnh: Bao gồm các hoạt động thể chất như đi dạo với bé hàng ngày, nghỉ ngơi đầy đủ, chế độ ăn uống lành mạnh và tránh uống rượu, chất kích thích.

- Không gây áp lực cho bản thân phải làm tất cả mọi thứ, không cố gắng để đạt mọi thứ hoàn hảo, chỉ làm những gì có thể.

- Dành thời gian cho chính mình như đi gặp mặt bạn bè, tham gia các đoàn hội, tham gia các lớp học yoga hay thiền đem đến tinh thần thư giãn, thoải mái cho đầu óc. 

- Tránh cô lập bản thân nên tâm sự nhiều với chồng, gia đình và bạn bè về các cảm xúc của bản thân. Hỏi ý kiến các bà mẹ khác về những trải nghiệm của họ, để giúp bạn cảm thấy hoà mình trở lại với cuộc sống.

- Yêu cầu giúp đỡ: cố gắng mở lòng với những người thân và cho họ biết bản thân mình đang cần sự giúp đỡ. Bạn có thể nhờ người thân hoặc chồng có thể trông bé để bạn có thể nghỉ ngơi.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...