Hội Chứng Trái Tim Tan Vỡ
Hội chứng trái tim tan vỡ là gì?
Hội chứng trái tim tan vỡ (tên tiếng Anh là Broken Heart Syndrome) là một bệnh tim tạm thời, thường xuất hiện do các trường hợp căng thẳng như sau cái chết của người thân. Đôi khi tình trạng này cũng có thể bị kích hoạt bởi một bệnh trầm trọng khác hoặc bởi một phẫu thuật nào đó. Thông thường những người mắc hội chứng này có thể gặp đau ngực đột ngột hoặc họ nghĩ họ đang có cơn nhồi máu cơ tim.
Một bệnh tim tạm thời, thường xuất hiện do các trường hợp căng thẳng.
Ngoài ra ở hội chứng này có sự gián đoạn tạm thời hoạt động bơm máu của tim ở một vùng tim nào đó. Phần tim còn lại hoạt động bình thường hoặc bơm máu mạnh mẽ hơn. Hội chứng trái tim tan vỡ có thể bị gây ra bởi phản ứng của tim đối với sự gia tăng các hormone căng thẳng.
Tình trạng này còn được các bác sĩ gọi là bệnh cơ tim takotsubo, hội chứng bong bóng hay bệnh cơ tim do căng thẳng.
Nguyên nhân gây ra hội chứng trái tim tan vỡ là gì?
Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng trái tim tan vỡ thường không xác định rõ ràng. Các chuyên gia cho rằng khi sự gia tăng các kích thích tố căng thẳng như adrenaline, có thể tạm thời gây ra tổn thương tim của một số trường hợp. Đôi lúc tình trạng co thắt tạm thời của các động mạch lớn hay nhỏ của tim cũng góp phần gây ra vấn đề này.
Không những thế hội chứng trái tim tan vỡ thường xảy ra sau sự cố về thể chất hoặc bị ảnh hưởng bởi cảm xúc mãnh liệt. Sau đây là một số các tác nhân gây ra hội chứng trái tim tan vỡ, bao gồm:
- Tin tức về cái chết bất ngờ của một người thân.
- Chẩn đoán về một bệnh hiểm nghèo.
- Bị lạm dụng.
- Mất hoặc thắng rất nhiều tiền.
- Tranh cãi gay gắt.
- Một bữa tiệc bất ngờ.
- Trình diễn trước công chúng.
- Mất việc.
- Ly hôn.
- Căng thẳng thể chất như cơn hen suyễn, tai nạn xe hơi hoặc phẫu thuật lớn.
Ngoài ra, một số loại thuốc có thể gây ra hội chứng trái tim tan vỡ (hiếm gặp) do làm gia tăng các kích thích tố căng thẳng, bao gồm:
- Epinephrine (EpiPen, EpiPen Jr.), được sử dụng để điều trị các phản ứng dị ứng nặng hoặc cơn suyễn nặng.
- Duloxetine (cymbalta), một loại thuốc dùng để điều trị các vấn đề về thần kinh ở những người bị tiểu đường hoặc điều trị trầm cảm.
- Venlafaxine (Effexor XR) điều trị trầm cảm.
- Levothyroxine (synthroid, levoxyl), một loại thuốc được kê toa cho những người có tuyến giáp không hoạt động đúng cách.
Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng trái tim tan vỡ thường không xác định rõ ràng.
Mặc dù hội chứng trên hiện nay chưa xác định rõ nguyên nhân nhưng các tác nhân gây ra căn bệnh trên đã được nêu ở trên, ngoài ra nhiều yếu tố nguy cơ sau đây có thể làm tăng khả năng mắc hội chứng trái tim tan vỡ, bao gồm:
- Giới tính: Hội chứng này ảnh hưởng đến phụ nữ thường xuyên hơn nam giới.
- Tuổi tác: Phần lớn những người bị hội chứng trái tim tan vỡ đều lớn hơn 50 tuổi.
- Có tiền sử bị bệnh thần kinh: Những người bị rối loạn thần kinh như chấn thương đầu hoặc rối loạn co giật (động kinh) có nguy cơ bị hội chứng trái tim tan vỡ nhiều hơn.
- Đã hoặc đang có một rối loạn tâm thần: Nếu đã mắc rối loạn như lo âu hoặc trầm cảm, thì có thể có nguy cơ cao bị hội chứng trái tim tan vỡ.
Triệu chứng thường thấy ở hội chứng trái tim tan vỡ là gì?
Sau đây là các triệu chứng thường gặp của hội chứng trái tim tan vỡ là:
- Đau ngực.
- Khó thở.
Đau ngực và khó thở.
Bất kỳ cơn đau ngực kéo dài hay dai dẳng nào đều có thể là dấu hiệu của cơn đau tim, vì vậy người bệnh cần cẩn trọng và nên gọi cấp cứu ngay lập tức nếu xuất hiện tình trạng đau ngực.
Điều trị hội chứng trái tim tan vỡ
Hiện nay, hội chứng trái tim tan vỡ không có cách điều trị đặc trưng nào, hội chứng trên chỉ được điều trị tương tự như điều trị cơn đau tim cho đến khi có chẩn đoán rõ ràng. Hầu hết mọi trường hợp điều được bác sĩ cho nằm viện cho đến khi hồi phục.
Tuy nhiên, một khi đã chắc chắn nguyên nhân gây ra các triệu chứng của hội chứng trên, thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc tim khi người bệnh như thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc chẹn beta hoặc thuốc lợi tiểu. Những loại thuốc này giúp giảm lượng công việc cho tim trong thời gian phục hồi và có thể giúp ngăn ngừa các đợt tấn công mới.
Hội chứng trái tim tan vỡ không có cách điều trị đặc trưng nào.
Ngoài ra, nhiều trường hơp bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn trong vòng một tháng hoặc lâu hơn. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ thời gian họ cần tiếp tục dùng các loại thuốc này khi đã hồi phục, đa phần có thể dừng thuốc trong vòng 3-6 tháng.
Không những thế bác sĩ có thể sử dụng các thủ thuật để điều trị đau tim như nong mạch vành và đặt stent mạch vành hoặc thậm chí phẫu thuật đều không hữu ích trong điều trị hội chứng trái tim tan vỡ. Những thủ thuật này được sử dụng để điều trị các động mạch bị tắc nghẽn, đây không phải là nguyên nhân gây ra hội chứng trái tim tan vỡ. Tuy nhiên, chụp động mạch vành có thể được sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân gây đau ngực.