Hội Chứng Tăng Áp Lực Nội Sọ
Hội chứng tăng áp lực nội sọ là gì?
Hội chứng Tăng áp lực nội sọ (ICP) là sự gia tăng áp lực xung quanh não bộ. Căn bệnh này có thể dẫn đến lượng chất lỏng xung quanh bộ não tăng lên, ví dụ như lượng dịch não tủy tự nhiên gia tăng - vùng đệm của não, chảy máu vào trong não do chấn thương hoặc một khối u bị vỡ.
Hội chứng Tăng áp lực nội sọ cũng có thể do mô não tự sưng lên, chấn thương hoặc bệnh lý như chứng động kinh. Ngoài ra, hội chứng này có thể là kết quả của một chấn thương não và nó cũng có thể gây ra chấn thương não.
Đây là một tình trạng rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng. Một người có các triệu chứng tăng áp lực nội sọ cần được đi cấp cứu ngay lập tức.
Nguyên nhân gây ra tăng áp lực nội sọ (ICP) là gì?
Hiện tại, hội chứng này có rất nhiều nguyên nhân gây ra như:
- Quá nhiều dịch não tủy (chất lỏng xung quanh bộ não và tủy sống).
- Chảy máu vào trong não.
- Não sưng phù.
- Phình mạch não.
- Máu đọng lại ở một số vùng của não.
- Các chấn thương vùng đầu.
- Khối u não.
- Nhiễm trùng như viêm não hay viêm màng não.
- Não úng thủy.
- Cao huyết áp.
- Đột quỵ.
Những triệu chứng hội chứng tăng áp lực nội sọ là gì?
Sau đây là các triệu chứng tăng áp lực nội sọ phổ biến bao gồm:
- Nhức đầu.
- Buồn nôn.
- Ói mửa.
- Tăng huyết áp.
- Giảm các khả năng về tinh thần.
- Nhầm lẫn về thời gian, sau đó vị trí và những người xung quanh khi áp lực tăng xấu đi.
- Nhìn đôi.
- Con ngươi không đáp ứng với những thay đổi của ánh sáng.
- Thở nông.
- Co giật.
- Mất ý thức.
- Hôn mê.
Ngoài ra căn bệnh này còn xuất hiện những tình trạng nghiêm trọng khác như một cơn đột quỵ, một khối u não hoặc một chấn thương đầu gần đây.
Các dấu hiệu tăng áp lực nội sọ ở trẻ
Tăng áp lực nội sọ ở trẻ có thể là kết quả của chấn thương, như ngã khỏi giường hoặc có thể là một dấu hiệu của sự lạm dụng trẻ em được gọi là hội chứng rung lắc ở trẻ - tình trạng xảy ra khi trẻ bị đối xử thô bạo đến mức gây chấn thương não.
Các triệu chứng tăng áp lực nội sọ ở trẻ bao gồm những dấu hiệu tương tự ở người lớn, cộng thêm một số dấu hiệu đặc trưng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Do các tấm xương bao quanh sọ của trẻ nhỏ mềm hơn ở trẻ lớn và người lớn, chúng có thể di chuyển xa nhau ở trẻ sơ sinh bị tăng áp lực nội sọ. Trường hợp này được gọi là tách đường nối hộp sọ. Ngoài ra nó cũng có thể gây thóp, chỗ mềm trên đỉnh đầu của trẻ, lồi ra ngoài.
Những phương pháp điều trị tăng áp lực nội sọ là gì?
Mục đích điều trị đầu tiên của hội chứng này là giảm áp lực bên trong hộp sọ. Tiếp theo là giải quyết các tình trạng cơ bản.
Phương pháp điều trị hiệu quả để giảm áp lực bao gồm dẫn lưu chất lỏng với một ống bắc cầu qua một lỗ nhỏ ở hộp sọ hoặc thông qua tủy sống. Ngoài ra, các loại thuốc mannitol và muối ưu trương có thể làm giảm áp lực nội sọ. Chúng hoạt động bằng cách loại bỏ chất lỏng ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu bác sĩ lo lắng tình trạng này có thể tồi tệ hơn do tăng huyết áp, khi đó các thuốc an thần có thể được sử dụng.
Bên cạnh đó, một số phương pháp điều trị khác ít phổ biến hơn bao gồm:
- Loại bỏ một phần của hộp sọ.
- Sử dụng thuốc gây mê.
- Làm lạnh cơ thể hoặc làm giảm thân nhiệt.