Hội Chứng Tâm Lý Đau Buồn Quá Mức

Hội Chứng Tâm Lý Đau Buồn Quá Mức

Hội chứng tâm lý đau buồn quá mức là gì?

Hầu như ai trong cuộc sống này điều trải qua nỗi đau buồn và mất mát và mất một thời gian đau khổ, ray rứt, thậm chí cảm thấy có lỗi và giận dữ. Thông thường những cảm xúc này sẽ phai nhạt theo thời gian, mọi người đều phải chấp nhận mất mát và bước tiếp.

Nhưng với một số trường hợp, cảm giác mất mát làm họ đau khổ và không chấp nhận được sự thật theo thời gian. Điều này được gọi là nỗi đau phức tạp, đôi khi còn gọi là rối loạn sau khi mất người thân và tình trạng này kéo dài trong một thời gian dài. Ở rối loạn này, cảm giác đau khổ kéo dài trầm trọng gây nhiều vấn đề ảnh hưởng về tâm lý và khó quay trở lại cuộc sống bình thường.

Thông thường những cảm xúc này sẽ phai nhạt theo thời gian.

Thông thường những cảm xúc này sẽ phai nhạt theo thời gian.

Tùy thuộc vào mỗi trường hợp khác nhau, sẽ có những cách vượt qua đau khổ khác nhau. Thứ tự và thời gian của các giai đoạn này thay đổi tùy mỗi người:

- Chấp nhận sự mất mát.

- Cho phép bản thân trải qua đau đớn của sự mất mát.

- Điều chỉnh cho phù hợp với thực tại mới khi người quá cố không còn hiện diện nữa.

- Bắt đầu các mối quan hệ mới.

- Những khác biệt này là điều bình thường. Nhưng nếu không thể bước tiếp sang giai đoạn khác sau một thời gian, thì có thể mắc chứng rối loạn đau khổ phức tạp. 

Nguyên nhân gây ra hội chứng tâm lý đau buồn quá mức là gì?

Hiện nay, nguyên nhân gây ra hội chứng trên hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Cũng như các rối loạn tâm thần khác, hội chứng trên có thể liên quan tới di truyền, môi trường sống, các chất hóa học tự nhiên trong cơ thể và tính cách của mỗi người.

hội chứng trên có thể liên quan tới di truyền, môi trường sống.

hội chứng trên có thể liên quan tới di truyền, môi trường sống.

Mặc dù chưa có nguyên nhân gây ra hội chứng trên nhưng các yếu tố sau đây cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến hội chứng tâm lý đau buồn quá mức bao gồm:

- Cái chết bất ngờ của người thân như chết vì tai nạn giao thông, bị giết hoặc tự tử.

- Cái chết của con cái.

- Có mối quan hệ gần gũi hoặc mối quan hệ phụ thuộc với người đã khuất.

- Thiếu sự hỗ trợ hoặc thiếu bạn bè.

- Tiền sử từng bị bệnh trầm cảm hoặc các rối loạn tâm thần khác.

- Các trải nghiệm đau thương ở thuở nhỏ như lạm dụng hoặc bị bỏ rơi.

- Thiếu khả năng phục hồi hoặc khó chấp nhận các thay đổi của cuộc sống.

- Các vấn đề gây căng thẳng khác trong cuộc sống.

Triệu chứng dễ nhận thấy ở hội chứng tâm lý đau buồn quá mức là gì?

Các triệu chứng đó bao gồm:

Cảm thấy cay đắng vì sự mất mát của bản thân.

Cảm thấy cay đắng vì sự mất mát của bản thân.

- Đau khổ dữ dội khi nghĩ về người thân yêu.

- Chỉ tập trung vào cái chết của người thân mà bỏ qua những người khác.

- Cực kì tập trung vào những lời dặn dò của người đã khuất hoặc luôn tìm cách né tránh nó.

- Khao khát mãnh liệt hoặc tiều tụy kéo dài vì người đã mất.

- Có vấn đề về việc chấp nhận cái chết.

- Tê liệt hoặc lãnh đạm.

- Cảm thấy cay đắng vì sự mất mát của bản thân.

- Cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩ nữa.

- Cáu gắt hoặc nổi nóng.

- Không tin vào người khác.

- Luôn có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống hoặc nghĩ về những kỉ niệm đẹp với người thân.

Cách điều trị hội chứng tâm lý đau buồn quá mức

Bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý sẽ quyết định phương pháp điều trị nào có tác dụng tốt nhất cho người bệnh dựa trên các triệu chứng chính và hoàn cảnh cụ thể của người bệnh bao gồm: 

Trị liệu tâm lý

- Tìm hiểu những chủ đề như cách phản ứng lại sự đau buồn, các triệu chứng của chứng đau buồn phức tạp, điều chỉnh tâm lý đối với sự mất mát của người bệnh và xác định lại các mục tiêu của cuộc sống.

- Lưu giữ những cuộc trò chuyện tưởng tượng với người đã mất và kể lại hoàn cảnh của cái chết đó để giúp người bệnh bớt căng thẳng bằng các hình ảnh và suy nghĩ về người thân yêu đã mất.

- Khám phá và xử lý các cảm xúc.

- Cải thiện các kỹ năng để đối mặt với chứng bệnh.

- Giảm bớt cảm giác đổ lỗi và cảm giác tội lỗi.

Khám phá và xử lí các cảm xúc.

Khám phá và xử lí các cảm xúc.

Các loại thuốc sử dụng

Hiện nay có rất ít nghiên cứu về việc sủ dụng các thuốc chữa bệnh tâm thần để điều trị hội chứng đau buồn phức tạp. Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng cho người mắc trầm cảm lâm sàng cũng như chứng đau buồn phức tạp.

Cách đối mặt với bệnh

Mặc dù việc tiếp nhận điều trị chuyên nghiệp cho hội chứng đau buồn phức tạp là việc cần thiết, người bệnh cũng có thể làm những việc dưới đây để giúp người bệnh đối mặt với nó:

- Theo sát kế hoạch điều trị: Tham gia các buổi trị liệu đã được lên lịch và hãy uống thuốc như chỉ dẫn nếu cần thiết.

- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp người bệnh giải tỏa sự chán nản, căng thẳng và lo âu. Nó cũng giúp người bệnh chú tâm tới những việc đang xảy ra.

- Tự chăm sóc bản thân: Nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống lành mạnh và dành thời gian để thư giãn. Đừng dùng rượu hay các lọai thuốc cấm để cảm thấy nhẹ nhõm.

- Luyện tập cách kiểm soát căng thẳng.

- Hòa đồng.

- Lên kế hoạch cho những ngày đặc biệt hoặc những ngày kỉ niệm.

- Học những kỹ năng mới.

- Tham gia vào nhóm hỗ trợ.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...