Hội Chứng Suy Nhược Thần Kinh

Hội Chứng Suy Nhược Thần Kinh

Hội chứng suy nhược thần kinh là gì?

Hội chứng Suy nhược thần kinh có tên khoa học là Neurasthenia, hội chứng trên xuất hiện là do tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não và một số trung khu dưới vỏ do tế bào não sinh ra quá tải hay lằm việc quá căng thẳng, suy nhược làm ảnh hưởng đến quá trình nghỉ ngơi và hồi phục của cơ thể.

Suy nhược thần kinh hiện nay là hội chứng thường hay gặp trong xã hội hiện đại, bệnh này xuất hiện do chấn thương tâm lý bị kèo dài. Những người bị chứng suy nhược thần kinh thường hay than phiền, dễ bị kích thích, đau đầu âm ỉ, chóng mặt mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, khó có thể tập trung và nhanh mất thích thú, thường biểu hiện trầm cảm, sợ hãi hay lo âu.

Nguyên nhân gây ra hội chứng suy nhược thần kinh là gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng suy nhược thần kinh, nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là do người bệnh bị chấn thương tâm thần với cường độ mạnh, có thể kéo dài hoặc không kéo dài.

Hội chứng thường xuất hiện từ từ và có biểu hiện rõ hơn khi người bệnh gặp các nhân tố thúc đẩy. Các nhân tố thúc đẩy thường là do thần kinh người bệnh yếu, lao động trí óc quá mức, mệt mỏi, cuộc sống căng thẳng, nơi làm việc hay nơi sống có nhiều nhân tố kích thích như tiếng ồn hoặc điều kiện làm việc phức tạp. Bên cạnh đó 1 số bệnh như viêm nhiễm mãn tính (viêm loét dạ dày, viêm túi mật, viêm xoang,..), nghiện rượu, thiếu dinh dưỡng, kiệt sức, thiếu ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến bệnh.

Ngoài những nguyên nhân từ các yếu tố bên ngoài ra thì còn một nguyên nhân khác dẫn đến bệnh suy nhược thần kinh là nhân cách. Theo Paplov (Ivan Petrovich Pavlov) thì những người có tính cách hướng nội (introvertre) - những người luôn trật tự, ít xã giao, luôn thận trọng, hay tự kiểm tra mình, hay lo nghĩ xa và là người ngăn nắp thì tỷ lệ mắc các hội chứng về suy nhược thần kinh cao hơn những người có tính cách hướng ngoại.

Triệu chứng thường thấy ở hội chứng suy nhược thần kinh là gì?

Thường thì hội chứng suy nhược thần kinh thường có những dấu hiệu như sau:

- Khó thở, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mặt mày đỏ bừng hoặc tái nhợt... Đây là một trong những triệu chứng điển hình dễ nhận biết của hội chứng suy nhược thần kinh.

- Người bệnh luôn cảm thấy khó tập trung, ăn không ngon, ngủ không sâu.

- Cảm giác mệt mỏi kéo dài dai dẳng, cơ bắp đau mỏi, năng suất làm việc giảm sút.

- Tâm lý có sự thay đổi, người bệnh có các biểu hiện thiếu kiềm chế, không kiên nhẫn, dễ bị kích động, hay cáu gắt và nóng tính...

- Khí sắc suy giảm, mất tự chủ, dễ xúc động và hay lo lắng.

- Đầu đau âm ỉ, đau từ từ lan ra toàn bộ đầu, chóng mặt, choáng váng, xây xẩm.

- Người bệnh thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không yên, hay nằm mộng, dễ tỉnh và khó ngủ lại.

- Trí nhớ hay bị suy giảm, nhanh quên, khó tiếp thu và tập trung.

Cách điều trị hội chứng suy nhược thần kinh

Bác sĩ cần dựa trên tình trạng sức khỏe cũng như mức độ bệnh của mỗi đối tượng, sau đó sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp cho từng đối tượng: 

- Hiện nay bác sĩ thường dùng các loại thuốc như tăng cường tuần hoàn, dinh dưỡng não, thuốc an thần trấn tĩnh... Để giúp người bệnh giảm đi hội chứng suy nhược thần kinh.

- Hạn chế các hoạt động nặng nhọc hoặc có một lối sống lành mạnh hơn. Nếu bị mắc bệnh này, người bệnh nên ngồi tựa lưng hoặc nằm nghỉ tại giường.

- Ngoài ra có thể sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền như tâm sen, lá vông, lạc tiên, củ bình vôi, châm cứu, xoa bóp...Giúp bệnh nhân nâng cao được thể trạng, tăng cường dinh dưỡng.  

Phòng chống hội chứng suy nhược thần kinh

- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý như tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, uống trà xanh mỗi ngày, tránh xa rượu bia, thuốc lá,...

- Ngủ đủ giấc: Không nên thức quá khuya, luôn ngủ đủ giấc (khoảng 8 giờ/ngày).

- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với cường độ vừa phải. Ví dụ như đi bộ 45 phút đều đặn mỗi buổi sáng, tập những động tác thể dục tại chỗ, yoga sau giờ làm việc,...

- Tránh stress và căng thẳng: Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan trong công việc và cuộc sống. Nên cho não nghỉ ngơi khoảng 10 - 15 phút, sau khi tập trung làm việc quá mức.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...