Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người - nhiễm HIV

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người - nhiễm HIV

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người - nhiễm HIV là gì?

Nhiễm HIV là bệnh nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Virus này tấn công hệ thống miễn dịch và phá hủy các tế bào bạch cầu gọi là tế bào lympho. Những người bị nhiễm HIV gọi là dương tính với HIV (HIV +). Tuy nhiên, xét nghiệm máu của người bệnh có thể âm tính nếu người bệnh xét nghiệm quá sớm sau khi bị nhiễm. Sau nhiều tháng hoặc nhiều năm nhiễm HIV, người bệnh sẽ phát triển hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).

Nhiễm HIV xảy ra chủ yếu thông qua đường tình dục.

Nhiễm HIV xảy ra chủ yếu thông qua đường tình dục.

Hiện nay tỷ lệ bị hội chứng nhiễm HIV cấp tính ước tính xảy ra ở 40-90% số người nhiễm HIV trong vài tuần đầu tiên sau khi có yếu tố tiếp xúc đầu tiên.

Nhiễm HIV xảy ra chủ yếu thông qua đường tình dục. Ngoài ra, nó cũng được truyền qua đường tĩnh mạch giữa những người sử dụng ma túy hoặc qua truyền nhiễm. Tình trạng lây truyền từ mẹ sang con thường ít xảy ra hơn do xét nghiệm và điều trị HIV trong thai kỳ.

Nguyên nhân gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người - nhiễm HIV là gì?

HIV thuộc họ virus Retroviridae, thường được lây nhiễm từ bạn tình qua hoạt động tình dục (khác hoặc cùng giới tính), sử dụng chung kim tiêm với người bị nhiễm HIV. Bệnh cũng có thể được truyền từ mẹ sang thai nhi. Bệnh không thể bị lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường như nắm tay.

Từ mẹ sang con, tình dục, dùng chung kim tiêm.

Từ mẹ sang con, tình dục, dùng chung kim tiêm.

Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiễm HIV bao gồm:

- Quan hệ tình dục không an toàn:

Không sử dụng bao cao su khi quan hệ. Quan hệ tình dục đường hậu môn có nguy cơ cao hơn đường âm đạo. Nguy cơ càng tăng nếu quan hệ tình dục thường xuyên và với nhiều người.

- Có bệnh lây truyền qua đường tình dục khác:

Những bệnh này tạo vết loét ở cơ quan sinh dục và đó chính là nguy cơ tiềm tàng dẫn đến HIV.

- Nghiện ma túy:

Những người này thường dùng chung bơm và kim tiêm, làm họ phơi nhiễm với máu của người khác.

- Chưa cắt bao quy đầu:

Tăng nguy cơ nhiễm HIV khi quan hệ tình dục đồng giới.

Triệu chứng thường thấy ở hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người - nhiễm HIV là gì?

Hội chứng nhiễm HIV cấp tính được phân loại tùy theo theo biểu hiện, thần kinh, và da liễu. Sốt là triệu chứng phổ biến nhất. Không có triệu chứng hoặc dấu hiệu nào đặc trưng cho nhiễm HIV cấp tính. Tuy nhiên, ở giai đoạn này căn bệnh trên rất dễ lây nhiễm do lượng virus HIV rất cao. Việc chẩn đoán và phát hiện sớm căn bệnh trên là rất quan trọng để ngăn ngừa lây truyền qua đường tình dục trong giai đoạn nhiễm HIV cấp tính. Sau đây là các triệu chứng chung thường thấy ở căn bệnh trên bao gồm:

Hội chứng nhiễm HIV cấp tính được phân loại tùy theo theo biểu hiện.

Hội chứng nhiễm HIV cấp tính được phân loại tùy theo theo biểu hiện.

- Bị sốt.

- Viêm họng.

- Sưng hạch bạch huyết.

- Nhức đầu, đau sau mắt.

- Đau cơ và đau khớp.

- Mỏi mệt.

- Mất cảm giác thèm ăn, giảm cân (có thể có hoặc không).

- Triệu chứng đường tiêu hóa: cảm giác buồn nôn, nôn mửa, triệu chứng tiêu chảy.

Triệu chứng thần kinh

- Viêm màng não.

- Viêm não.

- Bệnh lý thần kinh ngoại biên.

- Bệnh tủy sống.

Triệu chứng da

- Phát ban đỏ: Phát ban là triệu chứng hồng ban đa dạng đối xứng ở đến mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân cũng như thân và chi.

- Loét da.

Khoảng 10% trường hợp nhiễm HIV cấp tính là không điển hình và có sự suy giảm miễn dịch học, đôi khi có nhiễm trùng cơ hội đi kèm.

Cách điều trị hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người - nhiễm HIV như thế nào?

Bác sĩ sẽ kê toa thuốc tăng cường miễn dịch và chống lại virus.

Bác sĩ sẽ kê toa thuốc tăng cường miễn dịch và chống lại virus.

- Quá trình điều trị căn bệnh trên phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc tăng cường miễn dịch và chống lại virus. Người bệnh cần xét nghiệm máu thường xuyên để xem các loại thuốc có tác dụng như thế nào. Nhiễm HIV cần phải dùng thuốc suốt đời.

- Người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường nhưng luôn lưu ý chế độ nghỉ ngơi và ăn uống. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp lên kế hoạch chế độ ăn uống lành mạnh cho họ nếu xuất hiện tình trạng chán ăn tâm lý lẫn chán ăn do bệnh.

- Người bệnh nên tránh tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm khác.

- Để tránh lây truyền HIV cho người khác, người bệnh cần sử dụng bao cao su khi quan hệ và không được hiến máu hoặc tinh trùng.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...