Hội Chứng Liệt Nửa Người
Hội chứng liệt nửa người là gì?
Liệt nửa người là tình trạng suy yếu ảnh hưởng đến một bên cơ thể. Tình trạng này có thể là liệt nửa người bên phải hoặc liệt nửa người bên trái, phụ thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng. Tổn thương não trái sẽ gây ra liệt nửa người phải và ngược lại. Ngoài ra 1 số trường hợp người mắc bệnh vẫn có thể cử động được bên bị liệt nhưng rất yếu ớt. Liệt nửa người có thể ảnh hưởng đến cánh tay, bàn tay, chân và các cơ mặt.
Là tình trạng suy yếu ảnh hưởng đến một bên cơ thể.
Nguyên nhân thường thấy ở hội chứng liệt nửa người là gì?
Các nguyên nhân chính thường gây ra liệt nửa người như xuất huyết não (đột quỵ xuất huyết) và các bệnh về mạch máu não hay não hoặc làm gián đoạn quá trình vận chuyển máu đến não (đột quỵ thiếu máu cục bộ).
Chấn thương (tổn thương não) cũng là nguyên nhân gây ra liệt nửa người. Ngoài ra còn các nguyên nhân quan trọng khác nhưng ít phổ biến hơn như khối u hoặc tổn thương não, áp-xe não, bệnh phá hủy vỏ bọc xung quanh các tế bào thần kinh (chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng), mạch biến chứng do nhiễm virus hoặc vi khuẩn (viêm màng não) và viêm não.
Khi bị liệt nửa người, vùng tổn thương thường nằm ở bên não đối diện với phần bị tê liệt. Trong một số trường hợp hiếm, bệnh truyền nhiễm do poliovirus (virus bại liệt) hoặc rối loạn các tế bào thần kinh vận động (neuron) trong tủy sống, thân não và vỏ não vận động cũng gây ra tình trạng này.
Xuất huyết não (đột quỵ xuất huyết) thường gây ra liệt nửa người.
Ngoài ra còn nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc Hội chứng liệt nửa người như:
- Tăng huyết áp.
- Bệnh tim mạch.
- Đột quỵ.
- Chấn thương khi sinh, chuyển dạ khó khăn, đột quỵ chu sinh ở thai nhi trong vòng 3 ngày.
- Tổn thương đầu sau chấn thương.
- Hội chứng đau nửa đầu.
- Bệnh tiểu đường.
- Bệnh U não.
- Nhiễm trùng, cụ thể là viêm não và viêm màng não. Một số bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt là nhiễm trùng huyết và áp-xe cổ, có thể lan đến não nếu không có điều trị.
- Bệnh loạn dưỡng chất trắng não.
- Viêm mạch máu.
Triệu chứng dễ nhận biết ở hội chứng liệt nửa người là gì?
Người bệnh rất khó để đi đứng bình thường.
Khi tổn thương não phát triển, hội chứng trên sẽ tiến triển tăng dần theo kiểu bậc thang thường do các bệnh thoái hoá (xơ cột bên teo cơ...). Người bệnh có thể bị bệnh liệt nửa người khi có các dấu hiệu sau:
- Mất thăng bằng: bệnh nhân giữ thăng bằng kém, dễ bị ngã.
- Khó đi lại: việc đi lại của bệnh nhân khó khăn và cử động chân trở nên không dễ dàng.
- Khó nhai nuốt, khó nói là những biểu hiện về họng của bệnh.
- Cảm giác tê, ngứa, mất cảm giác ở một nửa của cơ thể.
- Suy giảm khả năng cầm nắm do cơ tay yếu dần.
- Cử động không rõ ràng, dứt khoát.
- Yếu cơ: các cơ trở nên yếu và không linh hoạt như bình thường.
- Thiếu sự phối hợp vận động
Cách điều trị hội chứng liệt nửa người
Thuốc hạ áp và giảm cholesterol có thể dùng cho những người bị liệt nửa người.
Một số phương pháp điều trị bao gồm:
- Thuốc hạ áp và giảm cholesterol có thể dùng cho những người bị liệt nửa người do đột quỵ và có nguy cơ tái phát bệnh như tăng huyết áp và bệnh tim mạch.
- Thuốc kháng đông giúp giảm tắc nghẽn mạch và nguy cơ đột quỵ.
- Kháng sinh, thường được truyền qua tĩnh mạch, giúp chống viêm não.
- Phẫu thuật để giải quyết phù não và lấy các dị vật trong não.
- Thuốc giãn cơ.
- Phẫu thuật để giải quyết các vấn đề thứ phát, co cơ tự phát, tổn thương cột sống, tổn thương các dây chằng hoặc gân bên đối diện tổn thương.
- Vật lý trị liệu giúp vùng não xung quanh chỗ tổn thương có thể hoạt động. Phương pháp này hỗ cũng có thể hỗ trợ những bên cơ thể không bị liệt, giúp bạn kiểm soát cử động và duy trì sức khỏe.
- Tâm lý trị liệu giúp bạn đối phó với những tác động tâm lý của bệnh.
Phòng chống hội chứng liệt nửa người
Dinh dưỡng trong ăn uống phải luôn được đảm bảo.
- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.
- Khi bệnh nhân có hội chứng liệt nửa người: vấn đề chăm sóc hộ lý rất cần thiết và quan trọng.
- Chống loét, chống mảng mục: Thay đổi tư thế cho bệnh nhân luôn, xoa bột tan vào những nơi tiếp xúc với giường nằm, vệ sinh thân thể sạch sẽ cho người bệnh.
- Phục hồi chức năng được là tuỳ thuộc vào sự rèn luyện kiên trì và phương pháp điều trị có kế hoạch từng giai đoạn để phục hồi.
- Vật lý trị liệu là liệu pháp có thể phục hồi chức năng vận động để người bệnh tự sinh hoạt được các nhu cầu sinh lý thường thức hàng ngày.
- Kiểm tra mắt, tai mũi họng để sớm phát hiện các biến chứng liệt dây thần kinh vận động: Mắt có bị lác không, có liệt màn hầu, dây thanh âm không.