Hội Chứng Cuồng Ăn

Hội Chứng Cuồng Ăn

Hội chứng cuồng ăn là gì?

Hội chứng cuồng ăn, hay còn gọi là hội chứng "ăn vô độ tâm thần", là một bệnh rối loạn ăn uống. Những người mắc phải bệnh này thường không thể ngừng ăn và luôn luôn ăn một lượng lớn thức ăn trong một thời gian ngắn. Tiếp đó họ sẽ tự làm mình nôn, nhịn ăn và tập luyện thể dục ở một chế độ vô cùng khắc nghiệt để giảm cân, vì thế những bệnh nhân mắc chứng cuồng ăn thường không bị thừa cân.

Là một bệnh rối loạn ăn uống.

Là một bệnh rối loạn ăn uống.

Nguyên nhân gây ra hội chứng cuồng ăn là gì?

Hiện nay, nguyên nhân gây ra hội chứng cuồng ăn vẫn chưa được xác định rõ, nhưng các yếu tố di truyền, sinh học, ăn kiêng kéo dài và tâm lý có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng cuồng ăn bao gồm:

- Tiền sử gia đình:

Người mắc hội chứng trên có thể mắc chứng cuồng ăn nếu cha mẹ hoặc anh chị em ruột đã hoặc đang mắc một rối loạn ăn uống. Điều này có thể chỉ ra rằng gen di truyền làm gia tăng khả năng mắc rối loạn ăn uống.

- Vấn đề tâm lý:

Hầu hết những người mắc chứng cuồng ăn điều cảm thấy tiêu cực về bản thân và các kĩ năng của họ. Những yếu tố có thể kích hoạt chứng cuồng ăn có thể bao gồm căng thẳng, hình ảnh bản thân, đồ ăn và sự buồn chán.

- Ăn kiêng:

Nhiều bệnh nhân mắc chứng cuồng ăn từng có tiền sử ăn kiêng, có một số trường hợp người đã ăn kiêng từ thuở nhỏ. Ăn kiêng trong thời gian dài có thể làm người đó cảm thấy muốn ăn nhiều hơn, đặc biệt nếu đang có các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

- Tuổi tác:

Mặc dù ở lứa tuổi nào cũng có thể gặp hội chứng cuồng ăn và đối tượng thường mắc hội chứng này thường bắt gặp nhiều ở lứa tuổi từ 16 tuổi hoặc đầu lứa tuổi 20.

Nhiều bệnh nhân mắc chứng cuồng ăn từng có tiền sử ăn kiêng.

Nhiều bệnh nhân mắc chứng cuồng ăn từng có tiền sử ăn kiêng.

Triệu chứng thường thấy ở hội chứng cuồng ăn là gì?

Hầu hết những trường hợp mắc hội chứng cuồng ăn thường bị thừa cân hoặc béo phì nhưng người mắc hội chứng có thể vẫn giữ được mức cân nặng bình thường. Các triệu chứng và dấu hiệu về hành vi và cảm xúc của hội chứng cuồng ăn bao gồm:

- Ăn một lượng lớn thức ăn trong một khoảng thời gian nhất định.

- Cảm thấy hành vi ăn uống của bản thân đã vượt quá tầm kiểm soát.

- Tiếp tục ăn ngay cả khi cơ thể đã thấy no hoặc không thấy đói.

- Ăn nhanh trong cơn cuồng ăn.

- Ăn cho tới khi cơ thể no đến mức khó chịu.

- Cảm thấy chán nản, ghê tởm, hổ thẹn, tội lỗi hoặc đau khổ về việc ăn uống của bản thân.

- Thường xuyên ăn kiêng nhưng có thể không giảm cân được.

Ăn cho tới khi cơ thể no đến mức khó chịu.

Ăn cho tới khi cơ thể no đến mức khó chịu.

Khác với người mắc chứng ăn - nôn, sau cơn cuồng ăn, người mắc hội chứng trên không muốn làm giảm đi số năng lượng thừa do ăn vào bằng cách ói ra, sử dụng thuốc nhuận trường hoặc tập thể dục quá mức. Ngoài ra, họ còn có thể cố gắng ăn kiêng hoặc ăn theo chế độ ăn bình thường nhưng ăn kiêng có thể dẫn tới nhiều cơn cuồng ăn hơn nữa.

Mức độ trầm trọng của hội chứng cuồng ăn phụ thuộc vào tần suất cơn cuồng ăn xuất hiện trong một tuần.

Cách điều trị hội chứng cuồng ăn như thế nào?

Liệu pháp nhận thức hành vi để người bệnh nhận thức được rằng họ cần được chữa bệnh.

Liệu pháp nhận thức hành vi để người bệnh nhận thức được rằng họ cần được chữa bệnh.

- Hiện nay, các phương pháp điều trị hội chứng cuồng ăn bao gồm các biện pháp điều trị tâm lý, chẳng hạn như liệu pháp nhận thức hành vi để người bệnh nhận thức được rằng họ cần được chữa bệnh. Người bệnh cũng cần tuân theo một chế độ ăn điều độ, lành mạnh và sử dụng thuốc chống trầm cảm nếu cần.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...