Hoạt động tích cực trên mạng xã hội giúp giới trẻ không còn thấy cô đơn trong thời điểm giãn cách
Nếu bạn đang là một phụ huynh và cảm thấy đau đầu với việc con trẻ của mình dành quá nhiều thời gian sử dụng điện thoại vào các nền tảng xã hội như Instagram, Facebook, Tiktok, Snapchat.. thì nghiên cứu mới đây của UC Berkeley có một vài tin tức thú vị để chia sẻ cùng với bạn.
Một nghiên cứu trên 700 thanh thiếu niên ở Peru trong thời điểm giãn cách vì Covid-19 nghiêm ngặt nhất vào mùa Xuân 2020 cho thấy, khi nói đến thời lượng sử dụng mạng xã hội, vấn đề không phải nằm ở số giờ mà họ đã dành cho việc trực tuyến, mà vấn đề nằm ở chất lượng đối với các tương tác trên mạng của họ.
Nhìn chung, những thanh thiếu niên tìm thấy được sự hỗ trợ thông qua các nền tảng trực tuyến giúp họ giảm bớt đi nỗi cô đơn - chẳng hạn như trò chuyện với bạn bè và người thân qua WhatsApp hoặc các tham gia vào các trò chơi điện tử nhiều người chơi.
"Phát hiện của chúng tôi đã củng cố thêm về giả thuyết rằng cách mà bạn sử dụng điện thoại sẽ là dự đoán tốt nhất cho thấy được sự cô đơn hay hạnh phúc chứ không phải chứ không phải nằm ở số lượng thời gian bạn dành ra để lên mạng." - bà Lucía Magis-Weinberg, Tiến sĩ của Viện Phát triển Con người UC Berkeley cho biết.
"Vì lý do này, nhiều giáo viên và phụ huynh muốn tập trung nhiều hơn vào việc thúc đẩy trải nghiệm trực tuyến tích cực cho thanh thiếu niên hơn là giới hạn thời gian sử dụng thiết bị." - bà nói.
"Đã có nhiều cuộc bàn luận tiêu cực về thời gian sử dụng thiết bị di động dẫn đến việc cô đơn và trầm cảm. Nhưng phát hiện của chúng tôi cung cấp nhiều sắc thái hơn và cho thấy rằng, khi được sử dụng tích cực và hợp lý thì cũng là cách liên kết tốt làm giảm đi sự cô đơn. Điều này đặc biệt đúng khi thanh thiếu niên không có lựa chọn nào khác ngoài kết nối trực tuyến với bạn bè của họ."
Nghiên cứu được đưa ra vào tháng 4 năm 2020, khi Peru bắt đầu siết chặt giãn cách vì Covid-19 khiến hàng chục triệu cư dân phải ở trong nhà của họ. Chỉ duy nhất một thành viên trong gia đình có thể đi làm những công việc lặt vặt đã được phê duyệt và những người trẻ tuổi hầu như hoàn toàn bị cô lập trong nhà.
Trong sáu tuần, các nhà nghiên cứu đã khảo sát hàng nghìn học sinh trong độ tuổi từ 11 đến 17 để hiểu các hành vi và mối quan hệ trực tuyến của họ trong thời điểm giãn cách xã hội và để đánh giá xem những yếu tố này có liên quan đến tâm trạng của họ như thế nào.
Trên thang điểm từ 1 (không bao giờ) đến 5 (thường xuyên), các sinh viên đánh giá mức độ đồng ý của họ với những nhận định như "Tôi cảm thấy được mọi người đánh giá cao trên trang mạng xã hội của tôi", "Mọi người trên mạng xã hội cho tôi lời khuyên" và "Những người trên mạng xã hội đối xử tệ với tôi".
Họ cũng hoàn thành các bảng câu hỏi riêng biệt về thiết bị điện tử mà họ sử dụng, sở thích trên mạng xã hội, mức độ cô đơn và tình trạng sức khỏe chung của họ. Đối với hầu hết các sinh viên, điện thoại thông minh là thiết bị ưa thích để kết nối với các hoạt động trực tuyến, tiếp theo là máy tính xách tay và sau đó là máy chơi trò chơi điện tử.
Đối với con gái, mạng xã hội, những ứng dụng nhắn tin và video YouTube là những trò tiêu khiển trực tuyến phổ biến nhất. Còn với con trai, các hoạt động trực tuyến phổ biến nhất là chơi trò chơi điện tử và xem video.
Dữ liệu từ 735 sinh viên được khảo sát cuối cùng đã được sử dụng cho nghiên cứu.
"Kết quả cho thấy việc sử dụng mạng xã hội để kết nối với bạn bè, gia đình và tìm kiếm sự hỗ trợ, có thể đem đến sự tác động tích cực cho đến tâm trạng hạnh phúc", bà Maris-Weinberg nói.
Nghiên cứu là một phần của sự nỗ lực dài do bà Magis-Weinberg cùng giáo sư sức khỏe cộng đồng UC Berkeley và bác sĩ nhi khoa Ronald Dahl dẫn đầu nhằm hợp tác với các nhà giáo dục của 65 trường học ở Peru và Mexico, nhằm thúc đẩy quyền công dân kỹ thuật số và sử dụng công nghệ lành mạnh cùng với hơn 15.000 thanh thiếu niên.
Hơn nữa, đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên ghi nhận tác động của việc sử dụng mạng xã hội đối với sức khỏe, tinh thần của thanh thiếu niên trong thời kỳ đại dịch.