Hở Van Động Mạch Chủ

Hở Van Động Mạch Chủ

Hở van động mạch chủ là gì?

Hở van động mạch chủ (tên tiếng Anh là Aortic Valve Regurgitation) là tình trạng xảy ra khi van tim không đóng kín. Bệnh làm cho máu bơm ra từ tâm thất trái bị trào ngược trở lại. Điều này làm cho tim không bơm máu đi khắp cơ thể được hiệu quả. Kết quả làm cho cơ thể có thể cảm thấy mệt mỏi và khó thở.

Hở van động mạch chủ cơ thể có thể cảm thấy mệt mỏi và khó thở.

Hở van động mạch chủ cơ thể có thể cảm thấy mệt mỏi và khó thở.

Nguyên nhân gây ra bệnh hở van động mạch chủ là gì?

Hiện nay, có nhiều lý do khiến cho van động mạch chủ không đóng chặt, trong đó các nguyên nhân chính thường thấy ở căn bệnh trên bao gồm:

- Do van động mạch chủ bị khiếm khuyết hoặc do phần gốc của động mạch chủ bị giãn rộng ra.

- Do bị nhiễm trùng từ sốt thấp khớp (thường là nhiễm liên cầu khuẩn) và viêm nội tâm mạc (nhiễm trùng do vi khuẩn ở tim) ảnh hưởng đến van tim.

- Do những dị tật bẩm sinh như van động mạch chủ 2 lá (van tim có 2 lá thay vì 3 lá).

- Do bị tổn thương trực tiếp như ngực đụng phải tay lái ô tô trong tai nạn giao thông.

- Bị bệnh về mô liên kết như hội chứng Marfan.

- Tăng huyết áp cũng có thể dẫn đến việc giãn rộng động mạch chủ từ đó có thể dẫn đến hở van động mạch chủ.

Do van động mạch chủ bị khiếm khuyết hoặc do phần gốc của động mạch chủ bị giãn rộng ra.

Do van động mạch chủ bị khiếm khuyết hoặc do phần gốc của động mạch chủ bị giãn rộng ra.

Ngoài các nguyên nhân đã nêu ở trên thì các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ khả năng mắc căn bệnh trên bao gồm:

- Van động mạch chủ bị tổn thương: Như bệnh viêm nội tâm mạc hay sốt thấp khớp, hoặc hẹp van động mạch chủ cũng có thể làm máu trào ngược lại từ động mạch chủ về tim.

- Tăng huyết áp: Làm giãn gốc động mạch chủ, dẫn đến các lá van không thể khép kín vào nhau.

- Bị khuyết tật van tim bẩm sinh.

- Mặc một số bệnh lý: Như hội chứng Marfan hay viêm cột sống dính khớp có thể gây giãn gốc động mạch chủ.

- Độ tuổi: Khi đến độ tuổi trung niên, van động mạch sẽ bắt đầu thoái hóa khiến cho nguy cơ mắc hẹp van động mạch tăng lên.

Triệu chứng thường thấy ở bệnh hở van động mạch chủ là gì?

Hiện nay, bệnh hở van động mạch chủ thường diễn biến từ từ, và tim có thể bù trừ cho rối loạn này. Người bệnh sẽ không biểu hiện dấu hiệu và triệu chứng trong nhiều năm, và họ có thể thậm chí không nhận ra được tình trạng bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh trở nên nặng hơn, các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm:

Khi bệnh trở nên nặng hơn, các dấu hiệu và triệu chứng.

Khi bệnh trở nên nặng hơn, các dấu hiệu và triệu chứng.

- Mệt mỏi và yếu, đặc biệt khi làm nặng.

- Khó thở khi gắng sức hoặc khi nằm xuống.

- Sưng mắt cá chân và bàn chân.

- Đau ngực, cảm giác ngực bị thắt chặt, thường tăng khi gắng sức.

- Hoa mắt hoặc ngất.

- Mạch đập không đều.

- Tiếng thổi ở tim.

- Đánh trống ngực.

Cách điều trị bệnh hở van động mạch chủ

Để điều trị căn bệnh trên bác sĩ thường phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi đối tượng bệnh nhân, khi người bệnh có triệu chứng hoặc tình trạng trở nên nặng hơn. Khi đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Nếu người bệnh có triệu chứng nhẹ, họ có thể phải đi khám thường xuyên để bác sĩ kiểm tra. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thay đổi lối sống và uống thuốc để trị triệu chứng hoặc giảm nguy cơ biến chứng.

Ngoài ra, người bệnh có thể cần phẫu thuật sữa chữa hoặc thay van động mạch chủ. Ở một vài trường hợp, người bệnh có thể được đề nghị phẫu thuật ngay cả khi không biểu hiện triệu chứng. Nếu người bệnh có một phẫu thuật tim khác, bác sĩ sẽ thực hiện chung với phẫu thuật van động mạch chủ. Đôi lúc người bệnh cần sửa chữa hoặc thay gốc động mạch chủ nếu không động mạch chủ sẽ phát triển to dần. Sau đây là các phương pháp phẫu thuật có thể bao gồm:

- Sửa van động mạch chủ:

Bác sĩ có thể thực hiện nhiều phương pháp khác nhau, như tách van bị hợp nhất, tái tạo hình dạng van hoặc cắt mô van dư để các lá van có thể đóng kín, hoặc đóng kín lỗ trên van. Bác sĩ có thể đặt thiết bị ở van động mạch chủ để giảm sự trào ngược máu về tim.

- Thay van động mạch chủ:

Trong thủ thuật này, bác sĩ thay van động mạch chủ bằng một van cơ học hoặc van sinh học. Sử dụng van sinh học từ động mạch phổi cũng có thể hiệu quả. Van sinh học sẽ thoái triển theo thời gian và bạn cần phải thay van. Người mang van cơ học sẽ cần dùng thuốc loãng máu suốt đời để ngăn cục máu đông hình thành. Bác sĩ sẽ bàn bạc với bạn lợi ích và nguy cơ của từng loại van và lựa chọn loại nào là phù hợp nhất cho người bệnh.

Thay đổi lối sống và biện pháp tự khắc phục

Tập thể dục thường xuyên.

Tập thể dục thường xuyên.

Người bệnh cần đi khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh. Khi đó, bác sĩ có thể đề nghị nhiều phương pháp thay đổi lối sống có lợi cho sức khỏe tim mạch, gồm có:

- Chế độ ăn lành mạnh: Ăn nhiều rau và trái cây, ăn ít hoặc không có chất béo, ăn thịt cá, gia cầm và tất cả loại đậu. Tránh ăn dầu bão hòa, quá nhiều muối và đường.

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Nếu bị dư cân hoặc béo phì, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh giảm cân.

- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, như đi bộ nhanh. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn tập thể dục, hoặc cân nhắc tham gia hội thi thể thao.

- Kiểm soát stress: Hãy tìm cách kiểm soát bệnh stress như các hoạt động thư giãn, dùng thuốc, tập thể dục hoặc dành thời gian với gia đình và bạn bè.

- Tránh hút thuốc.

- Kiểm soát huyết áp: Nếu người bệnh đang dùng thuốc giảm huyết áp, luôn đảm bảo dùng theo toa bác sĩ.

Nếu người bệnh là nữ bị hở van động mạch chủ, hãy báo với bác sĩ trước khi người bệnh có thai. Bác sĩ sẽ đề nghị thuốc nào là an toàn cho họ và liệu họ có cần phẫu thuật điều trị trước khi mang thai hay không. Người bệnh cần đi kiểm tra thường xuyên trong quá trình mang thai. Đối với một số phụ nữ hở van nặng có thể được khuyên tránh mang thai để ngừa các biến chứng xảy ra.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...