Ho ra máu (Hemoptysis)

Ho ra máu (Hemoptysis)

Ho ra máu (Hemoptysis) là dấu hiệu của một tình trạng y tế nghiêm trọng. Trong đó nhiễm trùng, ung thư và các vấn đề trong mạch máu hoặc phổi đều có thể liên quan đến tình trạng này. Vì vậy ho ra máu thường được đánh giá y ngay lập tức, trừ khi ho ra máu là do viêm phế quản.

Nguyên nhân của ho ra máu

Có rất nhiều tác nhân tiềm tàng gây ra tình trạng ho ra máu.

Có rất nhiều tác nhân tiềm tàng gây ra tình trạng ho ra máu.

Hiện có rất nhiều tác nhân tiềm tàng gây ra tình trạng này. Chúng bao gồm:

  • Viêm phế quản (cấp tính hoặc mãn tính), đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho ra máu. Tuy nhiên tình trạng này hiếm khi đe dọa tính mạng.
  • Giãn phế quản.
  • Ung thư phổi hoặc khối u phổi lành tính (không ác tính).
  • Sử dụng chất làm loãng máu (chống đông máu).
  • Viêm phổi.
  • Thuyên tắc phổi.
  • Suy tim sung huyết, đặc biệt là do hẹp van hai lá.
  • Bệnh lao.
  • Các tình trạng viêm hoặc tự miễn (lupus, u hạt Wegener, viêm nhiều mạch nhỏ, hội chứng Churg-Strauss, và nhiều căn bệnh khác).
  • Dị dạng động - tĩnh mạch phổi (AVMs - Pulmonary arteriovenous malformations).
  • Ma túy đá.
  • Chấn thương, chẳng hạn như một vết thương do súng bắn hoặc tai nạn xe cơ giới.

Ho ra máu cũng có thể đến từ chảy máu bên ngoài phổi và đường thở. Trong đó chảy máu mũi nghiêm trọng hoặc nôn ra máu từ dạ dày có thể dẫn đến tình trạng máu chảy vào khí quản. Sau đó máu được ho ra, xuất hiện dưới dạng ho ra máu.

Ở nhiều trường hợp, không có nguyên nhân nào được xác định. Hầu hết những người bị ho ra máu đều không giải thích tại sao họ không còn ho ra máu sau sáu tháng.

Xét nghiệm ho ra máu

X-quang ngực - xét nghiệm này cho thấy một khối trong ngực, các khu vực của chất lỏng hoặc tắc nghẽn trong phổi, hay có thể là hoàn toàn bình thường.

X-quang ngực - xét nghiệm này cho thấy một khối trong ngực, các khu vực của chất lỏng hoặc tắc nghẽn trong phổi, hay có thể là hoàn toàn bình thường.

Ở những người mắc phải tình trạng này, xét nghiệm tập trung vào việc xác định tốc độ chảy máu và bất kỳ rủi ro nào liên quan đến việc hít thở. Sau đó nguyên nhân gây ra ho ra máu mới được xác định. Sau đây là các xét nghiệm ho ra máu bao gồm:

- Lịch sử bệnh và kiểm tra sức khỏe.

Bằng cách nói chuyện và kiểm tra bệnh nhân đang ho ra máu, bác sĩ sẽ thu thập manh mối giúp xác định nguyên nhân.

- X-quang ngực.

Xét nghiệm này có thể cho thấy một khối trong ngực, các khu vực của chất lỏng hoặc tắc nghẽn trong phổi, hay có thể là hoàn toàn bình thường.

- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan - Computed tomography).

Kiểm tra này tạo ra hình ảnh chi tiết của các cấu trúc trong ngực, bên cạnh đó chụp CT có thể tìm ra một số nguyên nhân gây ho ra máu.

- Nội soi phế quản.

Bác sĩ tiến hành nội soi (đây là một ống linh hoạt có camera ở đầu) qua mũi hoặc miệng vào khí quản và đường thở. Việc sử dụng nội soi phế quản, có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra ho ra máu.

- Công thức máu toàn bộ (CBC - Complete blood count).

Đây là một xét nghiệm về số lượng tế bào máu trắng và hồng cầu trong máu, cùng với tiểu cầu (tế bào giúp đông máu).

- Xét nghiệm nước tiểu.

Một số nguyên nhân gây ra ho ra máu có thể dẫn đến những bất thường trong xét nghiệm nước tiểu đơn giản này.

- Xét nghiệm hoá học máu.

Xét nghiệm này đo các chất điện giải và chức năng thận, trong đó một số bất thường có thể là những nguyên nhân gây ra ho ra máu.

- Xét nghiệm đông máu.

Thay đổi khả năng đông máu có thể góp phần gây chảy máu và ho ra máu.

- Khí máu động mạch.

Đây là một thử nghiệm về mức độ oxy và carbon dioxide trong máu. Trong đó nồng độ oxy thấp xảy ra ở những người ho ra máu.

- Máy đo xung oxy.

Thiết bị này có một đầu dò (thường là trên ngón tay) để kiểm tra mức độ oxy trong máu.

Phương pháp điều trị ho ra máu

Sử dụng thuốc Steroid cho tình trạng viêm.

Sử dụng thuốc Steroid cho tình trạng viêm.

Đối với những người đang ho ra máu, phương pháp điều trị nhắm mục tiêu vào cầm máu, cũng như điều trị nguyên nhân cơ bản của bệnh. Sau đây là phương pháp điều trị ho ra máu bao gồm:

- Kỹ thuật gây thuyên tắc động mạch phế quản.

Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ đưa ống thông qua chân vào động mạch cung cấp máu cho phổi. Bằng cách tiêm thuốc nhuộm và xem các động mạch trên màn hình video, bác sĩ xác định nguồn chảy máu. Sau đó động mạch này bị chặn bằng cuộn dây kim loại hoặc chất khác. Cuối cùng chảy máu dừng lại, và các động mạch khác bù đắp cho động mạch mới bị chặn.

- Nội soi phế quản. Các công cụ ở cuối ống nội soi có thể được sử dụng để điều trị một số nguyên nhân gây ho ra máu. Ví dụ, một quả bóng được bơm căng bên trong đường thở có thể giúp cầm máu.

- Phẫu thuật. Nếu ho ra máu trở nên nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật để cắt bỏ phổi.

Bên cạnh đó một số phương pháp điều trị của ho ra máu có thể bao gồm:

  • Kháng sinh điều trị viêm phổi hoặc lao phổi.
  • Hóa trị hoặc xạ trị ung thư phổi.
  • Thuốc Steroid cho tình trạng viêm.

Đối với những người có máu quá loãng vì sử dụng thuốc, họ có thể yêu cầu truyền máu hoặc các loại thuốc khác để hạn chế mất máu.

Đi khám bác sĩ khi ho ra máu

Nên đến gặp bác sĩ khi có triệu chứng khó thở với mức độ hoạt động thông thường.

Nên đến gặp bác sĩ khi có triệu chứng khó thở với mức độ hoạt động thông thường.

Hiện nay lý do phổ biến nhất dẫn đến ho ra máu là viêm phế quản cấp tính, nhưng chúng thường tự khỏi mà không cần điều trị. Nhưng đối với những người bị viêm phế quản (có máu trong chất nhầy) dưới một tuần có thể theo dõi cẩn thận và chờ đợi, để xem tình trạng của họ được cải thiện hay không.

Không những thế ho ra máu cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng y tế nghiêm trọng. Vì vậy hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Máu trong chất nhầy kéo dài hơn một tuần, nghiêm trọng hoặc trở nên tồi tệ hơn.
  • Đau ngực.
  • Giảm cân.
  • Ướt đẫm mồ hôi vào ban đêm.
  • Sốt cao hơn 380C.
  • Khó thở với mức độ hoạt động thông thường.

Hiện tại những người cần điều trị ho ra máu hầu như luôn được điều trị trong bệnh viện, cho đến khi xác định được nguyên nhân và nguy cơ chảy máu nghiêm trọng.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...