Hổ bì

Hổ bì

Hổ bì - Linociera ramiflora (Roxb.) Wall, ex o. Don, thuộc họ Nhài - Oleaceae.

Mô tả của cây Hổ bì:

Hổ bì là dạng cây gỗ cao tới 15m; cành có 4 cạnh ở mắt. Lá có phiến bầu dục, dài (6,5-) 10-15 (-30)cm, dai, mặt nhăn mịn lúc khô; gân bên 10-12 đôi; cuống 1-1,5cm. Chuỳ hoa ở nách lá, dài 2,5-10cm; hoa trắng vàng, đài cao 1,5mm, tràng cao 2,5-3mm; cánh hoa thon dài, nhị 2. Quả hạch to bằng ngón tay út, hột 1. 

Sinh thái của cây Hổ bì:

Hổ bì mọc trong rừng thường xanh, ở độ cao 50-1000m. Ra hoa tháng 2-8, có quả tháng 3-9.

Phân bố của cây Hổ bì:

Hổ bì phân bố ở Bắc Cạn, Hà Nội, Quảng Trị, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang.

Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Philippin.

Bộ phận dùng của cây Hổ bì:

Vỏ, lá và rễ cây Hổ bì - Cortex, Folium et Radix Linocierae Ramiflorae.

Thành phần hoá học của cây Hổ bì:

Vỏ cây Hổ bì chứa tanin.

Tính vị, tác dụng của cây Hổ bì:

Vỏ cây Hổ bì có vị đắng, chát.

Công dụng làm thuốc của cây Hổ bì:

Ở Campuchia, lá cây Hổ bì được dùng ăn với Cau, thay thế cho Trầu không.

Ở Ấn Độ, vỏ cây Hổ bì đắng dùng trị sốt rét gián cách.

Ở Trung Quốc, vỏ cây Hổ bì được dùng thuộc da. Rễ được sử dụng ở Vân Nam làm thuốc thanh nhiệt giải độc, tán ứ.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...