Hiện tượng Ợ CHUA

Hiện tượng Ợ CHUA

a. Hiện tượng Ợ Chua là như thế nào?

Nói chính xác, bạn không thể chỉ gọi là “ợ chua”. Ngoài vị chua cảm thấy trong miệng khi ợ lên, triệu chứng này còn rất thường đi kèm theo một cảm giác cực kỳ khó chịu ở đâu đó trong đường ruột: cảm giác nóng rát, đôi khi lan đến tận cổ họng.

Hiện tượng này xảy ra khi dịch tiêu hóa trong dạ dày đi ngược lên thực quản. Dạ dày là nơi thích hợp với độ acid của dịch tiêu hóa, nhưng thực quản lại có cấu trúc khác, nó không chịu được độ acid cao, vì thế bạn có cảm giác nóng rát khó chịu khi thành thực quản phải tiếp xÚC với dịch tiêu hóa từ dạ dày trào ngược lên. Đồi khi, dịch tiêu hóa bị đưa lên đến tận miệng, vì thế cảm giác nóng rát lan dần lên đến hết thực quản. Và bạn có thể cảm thấy độ chua rất rõ khi chất nước ấy bị đưa lên đến miệng.

Một số triệu chứng thường đi kèm trong trường hợp này là:

- Cảm giác nóng rát đầu tiên xuất hiện khoảng bên dưới xương lồng ngực, lan ngược dần lên phía trên.

- Cảm thấy có sức ép mạnh từ trong ra, căng lên phía bên trên dạ dày, hoặc thấy khó chịu ở vùng đó.

- Cảm thấy đau, hoặc khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc thậm chí cả khi uống nước.

- Đau ở vùng ngực, nhưng không có vẻ là cơn đau nhói nơi tim.

- Hơi những khi bạn cúi về phía trước, hoặc có khi tự nhiên ợ hơi, không có lý do gì cả.

- Ợ lên vị chua đầy trong miệng.

Hiện tượng này xảy ra thông thường với rất nhiều người. Khoảng 20 triệu người Mỹ bị ợ chua hầu như mỗi ngày, và chừng 140 triệu người rơi vào trường hợp thỉnh thoảng bị ợ chua. Hiện tượng xảy ra với mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là với những người già từ khoảng 60 đến 70 tuổi.

Triệu chứng chính vẫn thường là cảm giác nóng rát trong lồng ngực rồi lan dần lên phía trên. Và hiện tượng này được giải thích như sau:

Khi chúng ta ăn, thức ăn được đưa vào dạ dày thông qua một ống dẫn gọi là thực quản. Phần dưới cùng của thực quản. liên tục co rút lại, chỉ cho phép thức ăn trôi xuống dạ dày và ngăn cản thức ăn trong dạ dày bị tống ngược trở ra khi dạ dày co bóp. Khi sự co bóp của thực quản có lúc nào đó yếu đi, ống thực quản thường dãn rộng. Khi ấy, sự co bóp của dạ dày sẽ tống thức ăn ngược trở ra, có khi theo đường thực quản đi ngược lên tận trên miệng. Thức ăn từ trong dạ

dày đã được trộn lẫn với dịch tiêu hóa có nồng độ acid khá cao, nên khi tiếp xúc với thanh thực quản chúng gây ra cảm giác nóng rát.

Do đó, để điều trị trực tiếp triệu chứng, các loại thuốc trung hòa độ acid thường mang lại hiệu quả tức thì.

Một số thức ăn, thức uống có tác dụng làm giãn rộng thực quản, gây ra ợ chua, chẳng hạn như rượu, cà-phê, thuốc lá, socola, bạc hà... Một số thức ăn, thức uống, có độ acid cao có thể trực tiếp gây cảm giác nóng rát cho thực quản, như trái cây họ cam quýt, các chế phẩm từ cà-chua, củ hành, nước ngọt cô-ca, bia...

Thức ăn giàu chất béo, đặc biệt là mỡ động vật, có thể phải ở lại lâu hơn trong dạ dày, vì thế dễ gây ra ợ chua.

Phụ nữ khi có thai thì áp lực trong dạ dày tăng cao hơn bình thường. Chính vì vậy rất dễ bị ợ chua.

Hiện tượng thông thường này có thể đối phó bằng những biện pháp khá đơn giản. Tuy nhiên, bạn cần có những kiến thức đủ để phân biệt giữa chứng ợ chua với các vết loét dạ dày hoặc cơn đau tim, đôi khi cũng có vẻ như tạo ra những cảm giác khó chịu giống nhau.

Nếu cơn đau theo sau một bữa ăn quá no, và càng đau hơn khi bạn nằm xuống, đó không phải là cơn đau tim. Trong trường hợp này, một liều thuốc trung hòa acid có thể có hiệu quả tức thì.

Cơn đau tim thường giảm nhẹ khi bạn nằm xuống, đau nhiều hơn khi bạn đứng lên hoặc làm việc nặng. Và nếu bạn dùng thuốc trung hòa acid, sẽ không có tác dụng gì. Cơn đau do vết loét thường bắt đầu vào những lúc đói và giảm nhẹ khi bạn ăn vào.

Nếu bạn nghi ngờ cảm giác đau rát không chỉ đơn giản là do ợ chua, điều tốt nhất là nên khám bác sĩ để xác định. Một phán đoán sai lầm có thể làm kéo dài căn bệnh nguy hiểm nào đó, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

b. Những điều nên làm khi mắc bệnh Ợ Chua

- Tránh các loại thức ăn, thức uống gây khó chịu cho dạ dày, như thức ăn chiên dầu, thức ăn cay, sôcôla, cà-phê, rượu...

- Ăn chậm, nhai miếng nhỏ vừa phải và nhai thật kỹ.

- Dành thời gian riêng cho bữa ăn. Tránh vừa ăn vừa làm việc hoặc đọc sách, chơi cờ hay lái Xe...

- Đừng ăn quá 1 no. Khi bạn nhồi nhét vào dạ dày một lượng quá nhiều thức ăn so với bình thường, bạn rất dễ bị ợ chua.

- Nếu thường xuyên bị ợ chua, có thể chia nhỏ các bữa ăn ra. Có thể từ 4 đến 6 bữa ăn nhỏ trong ngày, thay vì chỉ 2 hoặc 3 bữa ăn với lượng thức ăn lớn.

- Bữa ăn cuối cùng trong ngày phải cách giờ đi ngủ một thời gian ít nhất là 4 giờ.

- Giữ tư thế ngay ngắn trong suốt bữa ăn. Ngồi ngay là tốt nhất, nếu không có điều kiện cũng

có thể đứng. Nhưng đừng bao giờ nằm hoặc ngồi dựa ra sau trong khi ăn. Cũng cần giữ tư thể ngồi ngay hoặc đứng sau khi ăn ít nhất là 3 giờ.

- Khi ngủ nên gối đầu cao ít nhất là 15 phân. Nên kê phần đầu của giường ngủ hơi cao lên một chút. - Ợ chua cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc. Nếu bạn đang dùng thuốc và bị ợ chua, nên hỏi bác sĩ đã kê toa. Đôi khi, vấn đề được giải quyết đơn giản chỉ bằng cách thay đổi một loại thuốc khác.

- Mặc quần áo thoải mái, nhất là không dùng nịt t bụng quá chất. Tránh loại quần jeans bó sát người. Bạn có thể tạo thêm á áp lực cho dạ dày, dễ gây ra ợ chua hơn.

- Tránh nhai kẹo cao su. Khi nhai kẹo cao su, bạn thường nuốt vào nhiều bọt khí. Điều này làm dễ sinh ra ợ chua.

- Nếu bạn hơi béo mập hơn mức trung bình, việc giảm cân đôi chút có thể có tác dụng tốt.

- Tránh làm những việc nặng phải gắng sức nhiều. Khi các cơ bụng căng, chúng tạo áp lực lớn lên dạ dày.

- Đừng hút thuốc. Nếu bạn đang nghiện thuốc, có thể đây là việc khó làm, nhưng bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng bằng sự hoàn thiện sức khỏe đáng kể.

- Khi ợ chua kéo dài hơn bốn tuần và những biện pháp của bạn có vẻ như không làm giảm nhẹ, bạn cần đến khám bác sĩ. Trong những trường hợp đó, sự chần chờ thường là một quyết định thiểu khôn ngoan.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...