Hẹp Van Động Mạch Phổi
Hẹp van động mạch phổi là gì?
Hẹp van động mạch phổi (tên tiếng anh là Pulmonary Valve Stenosis) là một tình trạng biến dạng trên hoặc gần van động mạch phổi, khi đó van có liên quan đến dòng máu chảy từ tim đến phổi, làm chậm dòng máu lưu thông. Đôi khi ở người lớn hẹp van có thể là biến chứng của bệnh khác, nhưng chủ yếu hẹp van động mạch phổi là một dị tật tim bẩm sinh.
Tình trạng biến dạng trên hoặc gần van động mạch phổi.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp Hẹp van động mạch phổi ở tình trạng nhẹ thì thường không có triệu chứng nhưng với những trường hợp vừa hoặc nặng có thể cần phẫu thuật. Tuy nhiên tỷ lệ điều trị thành công căn bệnh này lại rất cao và hầu hết những người bị hẹp van động mạch phổi có thể mong đợi sống cuộc sống bình thường.
Nguyên nhân gây ra bệnh hẹp van động mạch phổi là gì?
Giống như hầu hết các bệnh tim bẩm sinh, nguyên nhân gây hẹp động mạch phổi chưa được xác định rõ. Tình trạng này có liên quan đến một loại dị tật tim bẩm sinh gọi là còn ống động mạch (PDA).
Hẹp động mạch phổi có thể có hoặc không có thông liên thất (VSD).
Nếu trẻ không có thông liên thất, tình trạng này được gọi là hẹp động mạch phổi với vách ngăn tâm thất còn nguyên vẹn (PA/IVS).
Nếu trẻ bị cả hai vấn đề, tình trạng này được gọi là hẹp động mạch phổi với thông liên thất. Đây là mức độ nặng nhất của tứ chứng Fallot.
Mặc dù cả hai tình trạng này được gọi là hẹp động mạch phổi, nhưng chúng thực sự là những khiếm khuyết khác nhau. Tuy nhiên, có trường hợp bị hẹp động mạch phổi với vách ngăn tâm thất còn nguyên vẹn cũng có thể có một van ba lá kém phát triển. Trẻ cũng có thể có một tâm thất phải kém phát triển và các mạch máu nuôi tim bất thường.
Nếu trẻ không có thông liên thất, tình trạng này được gọi là hẹp động mạch phổi.
Ngoài các nguyên nhân đã nêu ở trên thì các yếu tố nguy cơ sau đây làm tăng khả năng mắc căn bệnh trên bao gồm:
- Người mẹ bị bệnh sởi Đức (rubella) hay nhiễm các siêu vi khác trong thời kỳ đầu của thai kỳ.
- Bố hoặc mẹ có dị tật tim bẩm sinh.
- Uống rượu khi mang thai.
- Hút thuốc trước hoặc trong khi mang thai.
- Người mẹ bị đái tháo đường không kiểm soát.
- Người mẹ bị lupus, một rối loạn tự miễn.
- Sử dụng một số loại thuốc trong khi mang thai như isotretinoin trị mụn (Claravis, Amnesteem và những biệt dược khác), một số loại thuốc chống co giật và một số loại thuốc rối loạn lưỡng cực.
- Sự hiện diện của hội chứng Down, một bệnh di truyền do dư nhiễm sắc thể 21.
Triệu chứng thường thấy bệnh hẹp van động mạch phổi là gì?
Sau đây là các triệu chứng thường thấy của hẹp động mạch phổi là:
Các vấn đề ăn uống như rất mệt hay đổ mồ hôi khi ăn.
- Da xanh hoặc xám (chứng xanh tím).
- Thở nhanh hoặc khó thở.
- Dễ mệt hoặc mệt nhọc.
- Các vấn đề ăn uống như rất mệt hay đổ mồ hôi khi ăn.
- Da tái bợt và ẩm ướt, cảm thấy lạnh khi chạm vào.
Nếu trẻ sinh ra với chứng hẹp động mạch phổi, các triệu chứng sẽ được nhận thấy ngay sau khi sinh. Triệu chứng hẹp động mạch phổi có thể xuất hiện trong vòng vài giờ đến vài ngày.
Điều trị bệnh hẹp van động mạch phổi
Phẫu thuật.
- Hiện nay, hầu hết các trường hợp trẻ bị hẹp động mạch phổi sẽ được bác sĩ điều trị bằng thuốc để giữ ống động mạch mở sau khi sinh. Giữ các mạch máu này mở sẽ giúp lưu thông máu đến phổi cho đến khi van động mạch phổi được sửa chữa.
- Để điều trị căn bềnh trên bác sĩ sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mỗi đối tượng mắc bệnh.
- Tuy nhiên trong một số trường hợp, dòng chảy của máu có thể được cải thiện bằng cách sử dụng thông tim (chèn một ống mỏng vào mạch máu và luồn nó vào tim). Trong thủ thuật này, bác sĩ có thể mở rộng van bằng một quả bóng hoặc có thể đặt một stent (một ống nhỏ) để giữ cho ống động mạch mở.
- Đối với các trường hợp trẻ mới sinh đã phát hiện hẹp động mạch phổi, trẻ cần được phẫu thuật. Với phẫu thuật, bác sĩ sẽ mở rộng hoặc thay thế van phổi và mở rộng đường thông vào động mạch phổi. Nếu trẻ có thông liên thất, bác sĩ cũng sẽ đặt một miếng vá vào lỗ thông liên thất để đóng lỗ thông giữa hai buồng dưới của tim. Những cách này sẽ cải thiện lưu lượng máu đến phổi và phần còn lại của cơ thể. Nếu trẻ bị hẹp động mạch phổi có một tâm thất phải kém phát triển, trẻ có thể cần nhiều phẫu thuật chia theo các giai đoạn, tương tự như sửa chữa phẫu thuật cho hội chứng tim trái giảm sản.
- Ngoài ra các trẻ bị hẹp động mạch phổi cần khám và theo dõi thường xuyên với bác sĩ tim mạch để theo dõi tiến trình của bệnh và kiểm tra các tình trạng sức khỏe khác có thể phát triển khi trẻ lớn lên.