Hẹp môn vị phì đại bẩm sinh có đặc trưng gì?
Hẹp môn vị phì đại bẩm sinh là do phì đại cơ vòng môn vị, dẫn đến thu hẹp lòng ruột, khiến thực phẩm ăn vào thông qua khó khăn, gây tắc. Triệu chứng chủ yếu nhất ở trẻ bệnh là nôn mửa, có thể thấy sóng nhu động ruột, sờ thấy khối u ở môn vị, tình trạng dinh dưỡng thay đổi. Bệnh phát sinh sau khi sinh chừng 2-4 tuần, số ít có thể xuất hiện triệu chứng sau sinh một tuần, số rất ít xảy ra sau bốn tháng.
1. Nôn mửa: nôn là triệu chứng chủ yếu, lúc đầu nôn ra sữa, về sau nôn ra như phun. Ban đầu nôn ra ít chất chứa trong dạ dày, theo quá trình tắc ruột nặng lên, hầu như mỗi lần cho bú đều nôn ra như phun. Trước khi nôn, trẻ không buồn nôn, chất nôn ra là niêm dịch hoặc sữa, có khi là sữa vón cục, không có nước mật. Số ít trẻ bệnh do viêm dạ dày kích thích nên chất nôn ra có cả máu tươi hoặc máu biến chất dạng sợi màu nâu. Số rất ít trẻ sơ sinh đang trong thời kỳ axit dạ dày cao, bị loét dạ dày nên nôn ra nhiều máu. Sau mỗi lần nôn, trẻ vẫn thèm ăn, cho bú vẫn ra sức bú. Hẹp môn vị phì đại bẩm sinh có đặc trưng gì?
2. Sóng nhu động dạ dày: sau khi cho bú có thể thấy sóng nhu động của dạ dày căng, xuất phát từ dưới mép sườn trái di chuyển chậm sang phải với một, hài làn sóng, đến phía trên phải (chỗ môn vị) của rốn thì biến mất, lúc này trẻ thường khóc quấy.
3. Ư môn vị: khi dạ dày trống rỗng hoặc cơ bụng lỏng sau khi nôn có thể sờ thấy khối u cứng, trơn hình quả trám ở giữa mép dưới gan với mép ngoài cơ thẳng bụng phía phải bụng trên, đường kính khối u khoảng 1 - 2cm, tức là môn vị phì đại. Khoảng trên 80% số ca bệnh có thể sờ thấy khối u này.
4. Tmh trạng dinh dưỡng: do nôn liên tục, sữa và nước không kịp bù đắp, trọng lượng cơ thể lúc đầu không tăng, tiếp theo là giảm, ngày càng gầy gò; xuất hiện suy dinh dưỡng và mất nước. Da trẻ bệnh nhão, nhăn nheo, mỡ dưới da giảm, tinh thần ủ rũ. Nôn lâu dài, mất lượng lớn axit dạ dày, dẫn đến nhiễm độc kiềm clo thấp. Nhiễm độc kiềm có thể làm giảm canxi tự do trong máu, trẻ xuất hiện triệu chứng co họng và co rút chân tay. Cũng do nôn lâu, thức ăn vào ruột rất ít, vì thế phân ít, vón cục, lượng nước tiểu ít, đặc. Trẻ suy dinh dưỡng, sức đề kháng và các chức năng khác đều giảm, dễ nhiễm trùng nặng, nguy hiểm tính mạng. Trước khi chưa chẩn đoán chính xác, có thể thử dùng thuốc giảm co giật.
Trước khi cho bú 15 phút có thể nhỏ một giọt Atropine 1/1000 để giảm nôn. Do trẻ nôn liên tục, nên trong quá trình chăm sóc trẻ đặc biệt cần cho trẻ nằm nghiêng, đầu kê cao, nhằm tránh chất nôn ra trào vào khí quản. Sau khi chẩn đoán chính xác, cần làm tốt công việc chuẩn bị trước khi phẫu thuật, để sớm cắt cơ môn vị, là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả.