Hen Phế Quản

Hen Phế Quản

Hen phế quản là bệnh gì?

Hen phế quản là tình trạng đường hô hấp bị viêm nặng, dẫn đến khó thở, tăng đờm, phù nề, co thắt. Bệnh nhân sẽ cảm thấy ngột ngạt, rít lên từng hơi dài, thở khò khè... Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào tuy nhiên thường xảy ra ở trẻ em và tập trung chủ yếu ở lứa tuổi 12 - 13 tuổi.

 

Nguyên nhân hen phế quản là gì?

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này, đặc biệt sự kết hợp giữa yếu tố cơ địa và yếu tố môi trường làm thúc đẩy sự hình thành, phát triển của bệnh. Sau đây, là một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh hen phế quản như:

- Hen phế quản do dị ứng: Ô nhiễm môi trường, phấn hoa, bụi, hóa chất trong các sản phẩm vệ sinh (bột giặt, nước xả vải...), hoặc do dùng thực phẩm gây dị ứng (thịt bò, trứng, hải sản...).

- Virus gây hen phế quản: Bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus có tên gọi RSV hay parainfluenza.

- Hen phế quản do vận động: Thường xảy ra ở những người có cường độ tập luyện cao.

Ngoài các nguyên nhân đã nêu ở trên thì các yếu tố sau đây góp phần làm tăng nguy cơ dẫn đến căn bệnh trên như:

- Yếu tố di truyền.

- Mắc bệnh lý liên quan đến đường hô hấp....

- Trào ngược dạ dày.

- Giới tính.

Triệu chứng thường thấy ở hen phế quản là gì?

Hen phế quản thường xuất hiện rất nhiều triệu chứng, tuy nhiên những triệu chứng sau đây là thường thấy nhất chẳng hạn như:

+ Khó thở: Thở thấy khó khăn, đặc biệt là lúc thở ra.

+ Trong cơn khó thở nghe có tiếng khò khè.

+ Ho, khạc đờm nhiều.

Phương pháp điều trị hen phế quản như thế nào?

Hiện nay, hen phế quản hoàn toàn có thể kiểm soát nếu được điều trị bằng phương pháp thích hợp. Sau đây là những phương pháp điều trị thương thấy bao gồm:

- Thuốc Salbutamol, fenoterol, salmeterol... Làm giảm co thắt phế quản, ngăn ngừa cơn co thắt phế quản do gắng sức hay dị ứng.

- Thuốc Corticosteroid dạng hít, thuốc đồng vận beta-2... Có tác dụng phòng ngừa và kiểm soát bệnh không diễn tiến nặng thêm.

Tuy nhiên lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân hen phế quản nên sử dụng thuốc hít dự phòng. Bởi thuốc đi thẳng vào đường dẫn khí, ít có tác dụng phụ như các loại dạng uống hay tiêm.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...