Hai loại vắc-xin đạt hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa biến thể Delta của virus SARS-CoV-2
Mới đây Bộ Y tế Công cộng Anh (Public Health England - PHE) đã công bố hai loại vắc-xin đều đạt hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa tình trạng nhập viện ở những trường hợp nhiễm virus biến thể Delta, bao gồm:
- Vắc-xin Pfizer đã ngăn ngừa nhu cầu điều trị nội trú trong 96% trường hợp.
- Vắc-xin AstraZeneca đã ngăn ngừa nhu cầu điều trị nội trú trong 92% trường hợp, sau 2 lần tiêm.
Điều này được công bố khi nước Anh đang vật lộn với sự gia tăng các trường hợp dương tính COVID-19, hầu hết là thuộc chủng Delta, xuất hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ.
Điều gì đã xảy ra?
Kể từ tháng Giêng, khi biến thể Alpha được phát hiện ở Kent, đông nam nước Anh, khiến các ca bệnh gia tăng và lây lan nhanh chóng.
Điều này làm dấy lên lo ngại nguy cơ tiềm ẩn đối với các bệnh viện, khiến việc dở bỏ hoàn toàn giãn cách có thể bị hoãn lại.
Hiệu quả của vắc-xin như thế nào?
Vào tháng 12 năm ngoái, chính phủ đã bắt đầu chương trình tiêm chủng hàng loạt vắc-xin Pfizer, và chuẩn bị tiến hành tiêm mũi thứ 2.
Trưởng bộ phận tiêm chủng Mary Ramsay cho biết: Những phát hiện này cực kỳ quan trọng minh chứng vắc-xin cung cấp khả năng bảo vệ đáng kể ngăn ngừa biến thể Delta tránh tình trạng nhập viện.
Tuy nhiên PHE cho biết, cần thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu hơn để xác định mức độ bảo vệ ngăn ngừa tử vong từ biến thể Delta, nhưng nhiều tín hiệu cho thấy rất khả quan.
Bộ Y tế Công cộng Anh đã tiến hành nghiên cứu trên 14.019 trường hợp nhiễm biến thể mới ở Anh từ ngày 12 tháng 4 đến ngày 4 tháng 6.
Phân tích trước đây cho thấy việc chỉ tiêm một liều vắc-xin làm giảm hiệu quả hơn 17% trong việc ngăn chặn người bệnh phát triển các triệu chứng từ biến thể Delta so với biến thể Alpha. Tuy nhiên đã có một sự khác biệt nhỏ sau hai liều tiêm được phát hiện ra ở nghiên cứu này.
Simon Kolstoe, Giảng viên cao cấp tại Đại học Portsmouth, cho biết chương trình tiêm chủng rõ ràng đã được thực hiện hiệu quả.
Theo thống kê của chính phủ, gần 57% dân số trưởng thành của Anh đã tiêm hai liều vắc-xin.
Nhưng ông nói thêm: Chúng tôi chỉ có thể tự tin dỡ bỏ hoàn toàn giãn cách một khi chúng tôi nhận thấy mối liên hệ giữa việc lây lan bệnh và tình trạng nhập viện không còn. Vắc-xin dường như đang làm tốt công việc của nó trong việc phá vỡ mối liên kết này, vì thế việc hoãn dỡ bỏ giãn cách thêm một vài tuần nữa để có thêm nhiều người được tiêm chủng thì sẽ là một lựa chọn hợp lý.