Giun đũa “du lịch” trong cơ thể người như thế nào? Tính nguy hại ra sao?

Giun đũa “du lịch” trong cơ thể người như thế nào? Tính nguy hại ra sao?

Trứng giun đũa sau khi xâm nhập cơ thể người, từ trứng phát triển thành giun trưởng thành phải mất hơn hai tháng. Trong thời gian này, nó chu du một vòng trong cơ thể con người. 

Bắt đầu, trứng giun qua miệng vào dạ dày, rồi xuống ruột non. Vài giờ sau, giun con trong trứng đục vỏ chui ra, thành ấu trùng. Ấu trùng giun có “răng khoan” đặc biệt, có thể khoét thành ruột và thành mạch máu và thành ống bạch huyết để vào máu, qua tuần hoàn máu đến tim, sau đó từ tim đến phổi. Từ trong phổi, ấu trùng giun đũa chui qua mạch máu nhỏ đến phế nang, tại đây ấu trùng lột xác hai lần và lớn lên gấp 5 - 10 lần, khu trú tại đây hai, ba tuần rồi theo nhánh phế quản và khí quản bò ngược lên họng, lại bị nuốt xuống dạ dày, sau đó đến khu trú ở ruột non. Tại đây, ấu trùng lột xác lần nữa và sau khoảng bốn tuần phát triển thành giun trưởng thành. 

Trên đường du ngoạn, một số ấu trùng giun theo tuần hoàn máu đến gan, lách, thận, não, tuỷ, tim ... Tại các cơ quan quan trọng này ấu trùng giun có thể gây ra bệnh nặng như viêm phổi, chảy máu phổi, áp xe gan, u não. Giun đũa còn thích khoan lỗ và chu du, khi trẻ lên cơn sốt, hoặc tẩy giun không đúng cách, giun sẽ làm loạn, gây bệnh nghiêm trọng như tắc ruột, thủng ruột, viêm ruột thừa... có thể nguy hiểm tính mạng.
 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...