Giảm Bạch Cầu Trung Tính

Giảm Bạch Cầu Trung Tính

Giảm bạch cầu trung tính là gì?

Giảm bạch cầu trung tính xảy ra khi mức bạch cầu trung tính thấp bất thường. Bạch cầu trung tính là một loại tế bào bạch cầu phổ biến, được tạo ra bởi tủy xương, lưu thông theo dòng máu và di chuyển đến các khu vực bị nhiễm trùng. Ngoài ra, bạch cầu trung tính còn giải phóng hóa chất để tiêu diệt các vi sinh vật xâm nhập và rất quan trọng trong việc chống lại nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn.

Đối với người lớn, số lượng bạch cầu trung tính trên mỗi microliter máu nếu ít hơn 1.500 được coi là giảm bạch cầu trung tính. Đối với trẻ em, số lượng tế bào để đánh giá là giảm bạch cầu trung tính thay đổi theo tuổi.

Bên cạnh đó, một số trường hợp có số lượng bạch cầu trung tính thấp hơn trung bình, nhưng không tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Trong những trường hợp này, giảm bạch cầu trung tính không đáng phải lo ngại. Không những thế, số lượng bạch cầu trung tính ít hơn 1.000 trên mỗi microliter máu - đặc biệt ít hơn 500 bạch cầu trung tính trên mỗi microliter máu - được coi là giảm bạch cầu, thậm chí vi khuẩn bình thường ở miệng và đường tiêu hóa cũng có thể gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng.

Hiện nay có 4 loại giảm bạch cầu trung tính:

Giảm bạch cầu trung tính bẩm sinh:

Giảm bạch cầu trung tính bẩm sinh xảy ra ngay lúc mới sinh. Giảm bạch cầu trung tính bẩm sinh được gọi là hội chứng Kostmann. Bệnh này gây ra mức độ bạch cầu trung tính rất thấp. Trong một số trường hợp không có bạch cầu trung tính làm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng.

Giảm bạch cầu trung tính chu kỳ:

Giảm bạch cầu trung tính chu kỳ xảy ra ngay lúc trẻ mới được sinh. Giảm bạch cầu trung tính chu kỳ làm cho số lượng bạch cầu trung tính thay đổi trong chu kỳ (21 ngày). Số lượng bạch cầu trung tính giảm từ bình thường xuống thấp. Thời gian giảm bạch cầu có thể kéo dài vài ngày. Thời gian còn lại của chu kỳ có số lượng bạch cầu trung tính bình thường. Sau đó, chu kì khởi động và bắt đầu lại.

Giảm bạch cầu trung tính tự miễn dịch:

Trong giảm bạch cầu trung tính tự miễn, cơ thể tạo ra các kháng thể chống lại các bạch cầu trung tính. 

Những kháng thể này tiêu diệt các bạch cầu trung tính gây ra giảm số lượng bạch cầu trung tính. Giảm bạch cầu trung tính tự miễn phát triển sau này trong cuộc sống.

Giảm bạch cầu trung tính vô căn:

Giảm bạch cầu trung tính vô căn phát triển bất cứ lúc nào trong đời và có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Hiện nguyên nhân chưa được xác định.

Nguyên nhân gây ra giảm bạch cầu trung tính là gì?

Sau đây là các nguyên nhân gây giảm bạch cầu trung tính bao gồm:

  • Vấn đề liên quan đến việc sản xuất bạch cầu trung tính trong tủy xương.
  • Phá hủy các bạch cầu trung tính bên ngoài tủy xương.
  • Nhiễm trùng.
  • Thiếu dinh dưỡng.

Nguyên nhân giảm sản xuất bạch cầu trung tính:

  • Trẻ sinh ra có một vấn đề liên quan đến sản xuất tế bào máu của tủy xương (bẩm sinh).
  • Bệnh bạch cầu và các tình trạng khác ảnh hưởng đến tủy xương hoặc dẫn đến suy tủy.
  • Xạ trị.
  • Hóa trị.

Một số loại nhiễm trùng có thể gây giảm bạch cầu trung tính:

  • Bệnh lao.
  • Bệnh sốt xuất huyết.
  • Nhiễm virus như vi-rút Epstein-Barr, cytomegalovirus, HIV, viêm gan siêu vi.

Giảm bạch cầu trung tính có thể là do hệ miễn dịch của cơ thể nhắm vào các tế bào bạch cầu trung tính. Điều này có thể liên quan đến các tình trạng tự miễn dịch như:

  • Bệnh Crohn.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Lupus.

Ở một số trường hợp, giảm bạch cầu có thể do một số loại thuốc nhất định như:

  • Kháng sinh.
  • Thuốc huyết áp.
  • Thuốc tâm thần.
  • Thuốc động kinh.

Ngoài những nguyên nhân đã nêu ở trên thì các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ làm giảm bạch cầu trung tính như:

  • Ung thư.
  • Bệnh bạch cầu.
  • Hệ miễn dịch suy yếu.
  • Hóa trị và xạ trị.
  • Những người từ 70 tuổi trở lên có nguy cơ cao hơn.

Những triệu chứng giảm bạch cầu trung tính là gì?

Cho đến nay, Giảm bạch cầu trung tính thường không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, giảm bạch cầu trung tính được phát hiện khi làm các xét nghiệm máu vì một lý do không liên quan. Vì vậy, người bệnh có thể có các triệu chứng khác do nhiễm trùng hoặc vấn đề tiềm ẩn gây giảm bạch cầu trung tính.

Ngoài ra, nhiễm trùng có thể xảy ra như một biến chứng của giảm bạch cầu trung tính. Chúng thường xuất hiện nhất ở màng nhầy như trong miệng và da. Những nhiễm trùng này có thể xuất hiện như:

  • Loét.
  • Áp xe (rất nhiều mủ).
  • Phát ban.
  • Vết thương mất nhiều thời gian để chữa lành.
  • Sốt cũng là một triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng.


Những kỹ thuật y tế chẩn đoán giảm bạch cầu trung tính là gì?

Một số xét nghiệm được dùng để chẩn đoán giảm bạch cầu trung tính:

  • Công thức máu toàn phần (CBC) đo đếm bạch cầu trung tính. Xét nghiệm CBC liên tục có thể giúp bác sĩ kiểm tra những thay đổi về số lượng bạch cầu trung tính ba lần mỗi tuần trong sáu tuần.
  • Xét nghiệm kháng thể trong máu để kiểm tra giảm bạch cầu trung tính do tự miễn.
  • Bác sĩ có thể hút tủy xương để kiểm tra tế bào tủy xương.
  • Sinh thiết tủy xương bằng cách khoan lấy một mẩu tủy xương nhỏ để xét nghiệm.
  • Xét nghiệm sinh học phân tử nghiên cứu cấu trúc tế bào.

Những phương pháp điều trị giảm bạch cầu trung tính là gì?

Hiện tại khi quyết định điều trị, bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng giảm bạch cầu trung tính. Đối với những trường hợp nhẹ thì có thể không cần điều trị. Trong nhiều trường hợp, giảm bạch cầu trung tính tự biến mất khi tủy xương phục hồi và bắt đầu sản xuất đủ tế bào máu trắng.

Sau đây là một số phương pháp điều trị giảm bạch cầu trung tính bao gồm:

Kháng sinh điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn nếu nguyên nhân cơ bản do nhiễm trùng.

Một phương pháp điều trị khác được gọi là yếu tố kích thích tạo dòng bạch cầu hạt (G-CSF). Cách này kích thích tủy xương tạo ra nhiều tế bào máu trắng hơn. Nó được sử dụng cho một số loại giảm bạch cầu trung tính, kể cả các loại bẩm sinh. Điều trị này có thể cứu sống những trường hợp giảm bạch cầu trung tính bẩm sinh.

Thay đổi thuốc (nếu có thể) trong trường hợp giảm bạch cầu do thuốc gây ra.

Truyền bạch cầu hạt (bạch cầu).

Cấy ghép tế bào gốc có thể đem lại lợi ích trong việc điều trị một số loại giảm bạch cầu nghiêm trọng, bao gồm những loại gây ra bởi các vấn đề về tủy xương.

Nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng thường tăng lên dẫn đến:

  • Số lượng bạch cầu trung tính giảm.
  • Thời gian giảm bạch cầu nghiêm trọng kéo dài hơn.

Sau đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp mọi người đối phó với giảm bạch cầu trung tính:

  • Duy trì vệ sinh răng miệng sạch, khám răng thường xuyên và sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn.
  • Tiêm phòng vắc xin thường xuyên.
  • Đi bác sĩ khi bị sốt trên 38,5oC.
  • Rửa tay sạch sẽ.
  • Chăm sóc các vết cắt và trầy xước.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc chống nấm theo chỉ dẫn.
  • Nói chuyện với bác sĩ trước khi đi du lịch nước ngoài.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...