Giải độc gan

Giải độc gan

Đối với người đến tuổi trung niên, các loại bệnh gan đều sẵn có như viêm gan cấp tính, viêm gan mãn tính, xơ cứng gan, viêm gan B, gan nhiễm mỡ. Gan đã trở thành bộ phận rất yếu ớt của con người thời hiện đại.

1. Các nguy cơ mắc bệnh gan

Gan là cơ quan lớn nhất của cơ thể. Nói chung, gan của người lớn nặng 1.200 - 1.500g. Chức năng chủ yếu của gan là giải độc và chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Vì vậy, nếu chức năng gan không kiện toàn sẽ dồn tích độc tố của cơ thể, khiến cho cơ thể sớm bị suy thoái. Vì vậy, gan là cơ quan mà người ở độ tuổi trung niên cần coi trọng nhất.

Những năm gần đây, cơ quan quan trọng như vậy lại ngày càng bị phá hoại. Một trong các nguyên nhân là do truyền máu không cẩn thận nên lan truyền mầm bệnh. Nguyên nhân chủ yếu nữa là do độc tố thực phẩm và uống rượu quá nhiều khiến cho gan không chịu đựng nổi. Bởi vậy, lượng cồn lớn chính là kẻ địch nguy hiểm nhất cho sức khỏe của gan.

Rượu vào gan được phân giải thành nước và khí carbonic nên áp lực đối với gan tăng lên theo với lượng rượu. Nếu uống nửa chai whisky trở lên, thì ngày hôm sau mỡ trong máu sẽ tăng lên. Mỡ này sẽ đọng lại trong gan, dẫn đến gan nhiễm mỡ, làm giảm chức năng gan.

Ngoài ra, dầu ăn bị oxy hóa, nếu cơ thể hấp thu, sẽ phá hoại màng tế bào gan, dẫn đến các chứng bệnh về gan. Thức ăn chứa chất béo bị oxy hóa nhiều như cá khô, đồ hộp, thức ăn rán bằng dầu v.v... Khi ăn các loại này cần phải chú ý, tốt nhất không nên ăn quá nhiều.

Bình thường, thành phần phân giải mỡ quan trọng là 5% lecithin trong gan. Nhưng khi tích độc tố thực phẩm hay uống rượu quá nhiều, chất béo trung tính tích lại trong gan nên lecithin cũng vì vậy giảm đi. Nếu cứ như vậy, thì tỷ lệ mỡ sẽ không ngừng tăng lên, cuối cùng dẫn đến gan nhiễm mỡ, chức năng gan sẽ vì vậy mà suy yếu rõ rệt.

Bởi vậy, người thích uống rượu và thích ăn thức ăn rán mỡ hoặc đồ hộp, muốn đề phòng bệnh gan, trước tiên cần phải bổ sung lecithin cho đủ (lecithin có rất nhiều trong đậu nành). Ngoài uống rượu ra, người bị bệnh tiểu đường và béo phì cũng rất dễ bị gan nhiễm mỡ. Cho nên cần có đủ lecithin để bảo vệ gan, để tránh biến chứng xơ gan.

Chất béo bị oxy hóa chứa trong nhiều loại dầu ăn không tốt, đã trở thành hung thủ gây nên bệnh gan. Thức ăn Trung Quốc chứa khá nhiều dầu mỡ, nhưng người bị viêm gan lại không nhiều. Một nguyên nhân là sử dụng rất phổ biến chế phẩm đỗ tương, mà đỗ tương lại là khắc tinh của mỡ oxy hóa.

Trong đỗ tương có thành phần saponin, chất này có thể ngăn ngừa phát sinh các bệnh về gan.

2. Gan hoạt động như thế nào?

Gan giải độc các chất bằng hai bước riêng biệt. Thận loại thải các độc tố sau khi gan đã chuyển hóa chúng. Bước 1, trong giai đoạn này, một nhóm các chất được gọi là cytochrome P450 trong gan làm mất tác dụng của một số độc tố và biến đổi các độc tố khác thành các dạng hòa tan trong nước để sau đó thận có thể loại thải ra ngoài. Tuy nhiên, một số độc tố chỉ được xử lý một phần ở giai đoạn này và biến thành các dạng gọi là “các chất trung gian phản ứng lại”. Bước 2, ở giai đoạn này, các enzyme ở gan liên kết các hóa chất với các chất phản ứng lại này để làm mất tác dụng của chúng hoặc làm cho chúng dễ bài tiết trong nước tiểu hoặc mật. Nếu giai đoạn 2 không hoạt động thích đáng và các chất phản ứng lại không được loại thải, thì chúng vẫn còn trong cơ thể và có thể gây hại cho cơ thể.

Bất kỳ sự mất cân bằng nào giữa giai đoạn 1 và 2 đều có thể dẫn tới việc tích tụ các chất phản ứng lại. Các chất tích tụ này tăng tác hại của các gốc tự do đồng thời gây ra các triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn, trầm cảm và lo lắng.

3. Cơ thể tự điều chỉnh 

Các độc tố thường tích tụ ở mô mỡ. Khi mô mỡ bắt đầu phân hủy trong giai đoạn 3 của chương trình giải độc, các độc tố được phóng thích sẽ làm ta khó chịu - đó là tình trạng “cơ thể tự điều chỉnh”. Ở giai đoạn này, bạn thường không cảm thấy việc ăn uống có bất ổn gì. Sở dĩ như vậy vì cơ chế bảo vệ của cơ thể can thiệp vào và cố tích tụ hoặc “cô đọng” các độc tố trở lại trong các tế bào mỡ. Điều này có thể làm giảm bớt các triệu chứng trong thời gian ngắn, nhưng nó cũng tăng tích tụ mỡ và chịu độc tố. Thay vì dùng sôcôla, bạn nên ăn các thực phẩm giúp các enzyme của gan ở giai đoạn 2 này hoạt động để loại thải các chất trung gian phản ứng lại. Những thực phẩm như thế bao gồm các chất đạm (để gắn kết các độc tố), trái cây, rau củ và nước ép trái cây chứa các chất cần thiết cho gan sản xuất glutathione, một chất chống oxy hóa quan trọng. Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết thích hợp được trình bày ở mục Dinh dưỡng phục vụ giải độc.

Với chế độ ăn uống hiện nay chủ yếu sử dụng thực phẩm tinh chế, gan nhanh chóng bị tắc nghẽn. Thêm vào đó là độc tố liên tục đi từ ruột già tới gan. Đã xác định được rằng trong khoảng 30-40 năm, 50-60% các tế bào gan được loại bỏ và thay thế. Con người nhìn bề ngoài có vẻ mạnh khỏe, nhưng bệnh tật tiềm ẩn đã và đang hoàn tất công việc đen tối của chúng - con người nhanh chóng mệt mỏi, dễ đau ốm, xuất hiện các bệnh mãn tính, sức sống cạn kiệt dần. Việc dùng thuốc chạy chữa các căn bệnh khác nhau (về tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa và thần kinh, bệnh ngoài da, rối loạn hormone, ung thư, v.v...) xuất phát từ cùng một gốc (là sự ô nhiễm máu và sự ứ đọng chất bẩn trong hệ tĩnh mạch) là không đem lại hiệu quả. Bạn uống đủ thứ thuốc đắt tiền, nhưng gan vẫn không thực hiện tốt các chức năng (tiêu hóa, tuần hoàn và trao đổi chất) của nó, máu vẫn cứ nhiễm bẩn và lưu thông kém. Nếu máu bị trì trệ, thì chắc chắn là năng lượng đã bị trì trệ trước đó lâu rồi. Rốt cuộc, các tế bào của cơ thể luôn luôn bị đói (không được cung cấp kịp thời chất dinh dưỡng), bị ngộp thở (không được cung cấp kịp thời dưỡng khí và thải hồi thán khí), bị “chìm ngập” trong rác rưởi của chính mình (các chất cặn bã, chất xả, chất độc, các tế bào chết đều tích tụ bên trong tế bào vì máu bị nhiễm bẩn và lưu thông kém) và cuối cùng, thiếu vắng sự điều hóa dịch thể (và các tiến trình điều hòa khác) của cơ thể đối với tế bào, sự đột biến trong tế bào... Sẽ đẩy tế bào tới một sự phát triển hoàn toàn khác lạ - đó là dẫn tới ung thư. Vậy ở đây chúng ta cũng lại bị thiệt hại vì sự ít hiểu biết của chính mình. Phải hành động nhanh chóng và triệt để - phải làm sạch gan, phục hồi chức năng của gan, khi đó hàng loạt căn bệnh mãn tính và đáng sợ sẽ tự biến mất.

Bởi vậy tiếp theo việc làm sạch ruột già là làm sạch gan. Bằng việc làm sạch gan và phục hồi nó, chúng ta sẽ đổi mới toàn bộ cơ thể.

4. Tăng cường quá trình thải độc cho gan

Đôi lúc chức năng của gan bị suy giảm, nhưng nó có khả năng tự tái tạo. Nền tảng cơ bản của quá trình này là một chế độ ăn hợp lý. Sau đây là những điều lưu ý về một chế độ ăn hỗ trợ cho gan.

a) Nên ăn nhiều hoa quả tươi, vì những thức ăn này không những không bắt gan làm việc quá nhiều mà chúng còn có các chất dinh dưỡng hỗ trợ cho gan như vitamin C và carotene (như beta-carotene).

b) Nên giảm bớt thức ăn có nhiều chất béo hoặc đạm vì chúng đòi hỏi những quá trình hóa học phức tạp trong gan. Các loại thịt nhiều chất béo nên tránh là thịt bò, thịt cừu, thịt vịt, các sản phẩm từ sữa và các chất có hại cho sức khỏe có trong dầu thực vật, các loại thức ăn nhanh và đã được chế biến.

c) Nên giảm bớt các loại thức ăn có chứa nhiều gia vị như chất làm ngọt, chất tạo mùi, chất tạo màu và chất bảo quản (nhất là nước ngọt, cà phê pha chế, đồ hộp, đồ nguội, lạp xưởng...).

d) Ai cũng đã từng biết tới tác hại của rượu đối với gan, nên uống rượu ở mức vừa phải.

e) Uống các chất caffeine với lượng vừa phải vì nó gây áp lực cho gan.

f) Nước giúp thải độc. Đối với hầu hết mọi người thì từ 1,5 đến 2 lít nước (tốt nhất là nước khoáng) là thích hợp nhất.

5. Táo bón và độc tố ở gan

Một trong những chức năng chính của ruột già là đưa chất thải rắn ra khỏi ruột. Đôi lúc chức năng này bị suy giảm sẽ dẫn đến hiện tượng táo bón. Táo bón làm tăng nguy cơ chất độc trong chất thải rắn tại ruột sẽ thấm ngược trở lại cơ thể khiến gan phải làm việc nhiều hơn. Tránh được táo bón thì cơ thể mới giảm nguy cơ bị nhiễm độc.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...