Giải độc da và phổi

Giải độc da và phổi

1. Làm sạch da

Da có tổng diện tích khoảng “2 - 2,5m”, với một hệ thống các đầu mối dây thần kinh rất lớn. Trong điều kiện không khí ô nhiễm hiện nay, nhiễm độc da là chuyện dễ hình dung.

Các phương pháp thải độc

Có một số cách tăng tốc quá trình giải độc da mà chúng ta đã quen thuộc như tắm hơi, xông hơi, xoa bóp. Những phương pháp này đều có những ưu điểm riêng của nó.

- Phương pháp xoa bóp: Được rất nhiều tài liệu dưỡng sinh khuyến cáo và nhiều người đã thực hành mỗi ngày.

- Phương pháp xông hơi: Thường chỉ được dùng khi cảm cúm. Ngày nay người ta thường làm việc trong môi trường máy lạnh, da ít có điều kiện đổ mồ hôi, nên giải độc qua da kém đi. Nên tăng cường tắm hơi, xông hơi hay đi tập thể thao cho ra mồ hôi để bù lại.

- Phương pháp chà da:

Về già hệ bạch huyết hoạt động chậm chạp; việc chà da có thể giúp cải thiện khả năng tuần hoàn máu và nâng đỡ cấu trúc da. Sử dụng bàn chải bằng lông thiên nhiên có cán dài, hay dùng khăn lông chà lên da 2-3 phút trước khi tắm, theo hướng dẫn tuần tự như sau:

- Chà cả hai bên bàn chân và lên phía chân trên.

- Quét lên phần tim và ngực, tập trung vào nách để giúp dẫn lưu bạch huyết.

- Giơ cánh tay lên rồi chà từ bàn tay tới nách.

- Quét từ mông lên lưng và lên tới cổ.

- Chà mé trong của xương hông phải, ngang qua bên dưới các xương sườn và xuống mé dưới xương hông trái thành một vòng theo hướng ruột kết.

Các chất độc có xu hướng tích tụ tại các tế bào chứa nhiều chất béo và hệ bạch huyết. Chà da giúp điều hòa dịch bạch huyết và chất độc tại đó đồng thời tăng cường thải độc.

Da báo hiệu về sự quá tải bằng cách xả chất trong cơ thể bằng mùi hôi, mụn trứng cá, phát ban, mụn nhọt và các kiểu eczema khác nhau. Cần nói thêm rằng, tùy cách ăn uống của mỗi người thiên về thứ gì mà sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau, chẳng hạn, ăn nhiều thịt thì bàn chân sẽ bốc mùi hôi; ăn nhiều bột, đường và mỡ sẽ xuất hiện phát ban, mụn trứng cá ở các khu vực rất khác nhau trên cơ thể, như ở mặt, ở lưng, ở ngực, mông, chân, vai. Thức ăn kết hợp không tốt, ngoài các hiện tượng kể trên, có thể còn sinh ra nhọt.

2. Làm sạch phổi

Phổi có diện tích bề mặt hơn 400m, nên việc tích tụ các loại khói xe, khói thuốc lá trong phổi là khó tránh khỏi.

Theo y học cổ truyền Trung Quốc và theo các lương y, da nhợt nhạt là biểu hiện các vấn đề ở phổi. Luyện tập hô hấp sẽ giúp phổi hoạt động ở mức tốt nhất. Hô hấp là một trong các cách chủ yếu để cơ thể và mức sinh lực cơ thể được bổ sung thêm. Vì khả năng hô hấp rất đơn giản và căn bản cho cuộc sống, nên giá trị của nó thường không được quan tâm mấy cho tới khi có các triệu chứng rõ rệt; thí dụ: Thở dốc và các bệnh như suyễn bắt đầu gây trở ngại cho việc hô hấp.

Các lương y Trung Quốc tin rằng, chức năng cao nhất của phổi là “bộ phận tiếp nhận sinh lực” mang sinh khí từ khí trời được hít vào cơ thể.

Phổi kiểm soát khả năng hô hấp và có chức năng sản xuất sinh khí dự phòng mà người ta tin rằng để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm lấn của các thay đổi môi trường bất lợi và các vi khuẩn có hại. Nếu phổi yếu, cơ thể sẽ có chiều hướng dễ bị nhiễm bệnh hơn vì sức đề kháng kém đi. Do đó, điều quan trọng là cần phải củng cố phổi ở giai đoạn II của chương trình giải độc.

Giải độc cho phổi sẽ gồm:

- Chọn nơi không khí trong lành.

- Luyện tập phương pháp thở dưỡng sinh. 

Làm sạch xoang trán và xoang hàm khối chất nhầy

Hai xoang này là nơi khó làm sạch nhất. Mỗi lần cảm cúm lại xuất hiện một dòng chất nhầy đi qua xoang trán và xoang hàm. Một phần chất nhầy đi ra khỏi cơ thể, nhưng khi sắp khỏi cảm cúm thì còn một phần chất nhầy đọng lại và dần dần biến thành một lớp cứng. Trong cả cuộc đời chúng ta, số lớp cứng kiểu đó nhiều vô kể. Rốt cục là hai xoang kia chứa đầy chất giống như thịt đông mà ở đó các vi khuẩn gây bệnh tha hồ sinh sôi.

Cuối cùng, chất nhầy hình thành ngay trong phổi. Các chất thải dưới dạng chất nhầy là thức ăn ngon lành của các loại vi khuẩn gây bệnh. Các vi khuẩn đó theo không khí đi vào phổi, tìm thấy ở đây điều kiện lý tưởng cho sự sinh sôi của mình là độ ẩm, sự ấm áp và thức ăn. Và thế là sản phẩm do vi khuẩn chế biến, chất nhầy, bây giờ dưới dạng mủ sẽ chảy qua phế quản, khoang mũi - họng; chất độc có trong mủ sẽ kích thích, gây viêm màng phổi, mũi - họng với các hậu quả kèm theo. Cơ chế viêm tai giữa và tai trong chính là như vậy.

Để làm sạch xoang hàm và xoang trán khỏi lớp chất nhầy đóng cứng trong đó, cần thực hiện các giai đoạn làm sạch như sau:

1) Làm mềm - làm ấm đầu bằng mọi cách nhiều lần. Tốt hơn cả là xông hơi và gội đầu. Gội đầu nước nóng kéo dài 5 phút, sau đó dội qua nước mát. Làm như thế 3-5 lần.

2) Khi khối “đông” kia từ trạng thái cứng đã chuyển sang trạng thái sệt (dù chỉ phần nào), bạn cần tống nó ra qua xương mắt cáo nằm ở hốc mũi trên và ngăn cách khoang mũi với đại não.

Muốn thế, phải rửa mũi - hầu bằng một chất lỏng có khả năng hút theo chất bẩn - chất nhầy; chất lỏng ấy tự nó cũng dễ dàng đi qua xương mắt cáo và hòa tan khối “đông”. Tốt nhất và dễ kiếm nhất đó là nước muối ấm.

Động tác rửa như sau: Bịt một bên cánh mũi, rót nước qua bên kia và trong khoang mũi rồi nhổ ra đằng miệng. Sau đó đổi lỗ mũi.

Quy trình này thực hiện cho đến khi hai xoang sạch hẳn, thị giác, thính giác và đặc biệt khứu giác trở lại bình thường.

Thực hiện lúc đói càng hỗ trợ cho quá trình làm sạch này.

4. Liệu pháp không khí trong lành

Không khí trong lành có nhiều ion âm

Các nghiên cứu cho thấy hiện tượng thiếu điện tích âm trong không khí đã phá hủy quá trình trao đổi khí. Khi tăng ion âm thì sẽ tăng sự trao đổi khí. Không thể có được sự sống trong một môi trường không ion hóa.

Song nếu thiếu ion âm trong không khí dù chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, thì cũng gây nên ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe con người.

Tăng cường ion hóa trong không khí 

Tính chất chữa bệnh của vi khí hậu như ở vùng Abkhazia (phía Bắc Âu) là nơi có nhiều người sống thọ, được giải thích bởi sự có mặt trong không khí một lượng ion âm loại nhẹ tối ưu (từ 500 đến 5.000 trong 1cm3 không khí).

Trong nhiều bệnh viện và nhà nghỉ dưỡng, hiện nay đã có đặt những thiết bị điều trị bằng ion hóa khí quyển. Cũng đã có nhiều công bố về kết quả điều trị thành công những bệnh nhân bị cao huyết áp, bị hen phế quản... Họ được bố trí ở trong những buồng chứa không khí đã ion hóa.

Như vậy để thực hiện việc ion hóa bổ sung bằng phương pháp nhân tạo cho không khí chạy qua những máy điều hòa, trong thời gian đầu 1cm3 cần khoảng 1.000 ion âm loại nhẹ. Không khí có thành phần như thế sẽ góp phần giữ gìn sức khỏe và nâng cao năng suất lao động.

Ngay trong phòng ở cũng nên có ion hóa không khí với mức 1.000 ion trong 1cm2.

5. Liệu pháp rừng cây

Mượn tác dụng của ion âm trong không khí để nâng cao sức miễn dịch cho cơ thể làm cho tâm tình của con người dễ chịu thoải mái. Các chuyên gia y học Nhật Bản căn cứ vào nguyên lý sát khuẩn của một số loại hương hoa để xây dựng một Y viện rừng cây giúp cho rất nhiều người bệnh được hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Phương pháp trị liệu chủ yếu là để cho người bệnh tĩnh dưỡng trong môi trường thiên nhiên, với sự theo dõi của bác sĩ. Họ có thể đọc sách báo, tập luyện thể dục thể thao. Liệu pháp rừng cây bao gồm các hoạt động leo núi ngắm cảnh, đi dạo trong rừng, đi tản bộ dưới bóng cây và thưởng thức các bữa ăn thôn dã. Hiện nay, rừng trở thành những địa điểm du lịch tham quan nghỉ mát và điều dưỡng cho con người.

Sở dĩ rừng cây có tác dụng tốt với sức khỏe con người là vì rừng cây giúp:

- Làm sạch không khí. Mỗi ha rừng cây mỗi năm có thể hấp thu và xử lý khoảng 36 tấn tro bụi.

- Hấp thu chất độc trong không khí. 1 ha rừng cây mỗi ngày có thể hấp thu được khoảng từ 150.000g - 1.000.000g carbon monoxide và cung cấp 730.000g oxy.

- Có tác dụng sát khuẩn rất mạnh. 1 ha tùng bách mỗi ngày có thể tiết ra 30.000g chất sát khuẩn có thể tiêu diệt vi khuẩn lao, vi khuẩn ly.

- Giảm bớt tiếng ồn. Tiếng ồn trong khu vực có rừng cây so với nơi không có rừng cây thấp hơn 10 lần.

- Có chứa số lượng lớn phân tử mang điện âm. Theo thống kê cho thấy số lượng phân tử này trong không khí đô thị là 40-50/cm2), ở trong không gian là 100-200/cm2 nhưng ở trong rừng là 100.000/cm2 như vậy có thể phát huy tác dụng phòng và trị bệnh.

- Khi điều dưỡng trong rừng, độ ẩm của da giảm 1-2oC, mỗi phút mạch đập giảm 4-8 lần làm cho hô hấp cân bằng, giảm nhẹ gánh nặng cho tim, một số bệnh như viêm mũi, viêm khí quản giảm rõ rệt.

6. Liệu pháp nước mưa

Sau một trận mưa, bạn sẽ thấy không khí mát mẻ dễ chịu, tinh thần phấn chấn thoải mái. Thật ra các phân tử khí có trong không khí dưới tác dụng của sấm và chớp sẽ tách ra thành ion âm và ion dương. Sau khi mưa, các ion âm trong không khí ở công viên có đến hơn 100.000/cm2, trong khi ở các khu dân cư đông đúc trong thành phố chỉ có 40-50 phân tử mang điện âm/cm2. Ngoài ra các vi khuẩn, bụi bặm trong không khí cũng trôi đi theo nước mưa, không khí được làm sạch, lọc sạch qua nước mưa. Đây là nguyên nhân sau khi mưa con người cảm thấy dễ chịu thoải mái, tinh lực dồi dào.

Khi các hạt mưa rơi xuống, các phân tử mang điện âm sản sinh ra trong không khí có quan hệ mật thiết với sức khỏe con người. Nó thông qua da và đường hô hấp đi vào cơ thể, cải thiện chức năng của vỏ não, kích thích cảm nhận của các dây thần kinh, tăng khả năng của thị giác. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khi lượng phân tử mang điện âm dưới 100/cm2 thì con người cảm thấy chán nản mệt mỏi, đau đầu. Khi lượng phân tử mang điện âm đạt đến 5.000-10.000/cm2 thì con người cảm thấy tâm bình khí hòa, khi đạt trên 10.000/cm2, chúng ta sẽ thấy tinh thần sảng khoái dễ chịu. Và khi lượng này đạt trên 100.000/cm2 thì có thể trị bệnh. Khi các phân tử mang điện âm này qua đường hô hấp vào phổi và từ phổi vào máu thì toàn thân sẽ rất thoải mái. Do các phân tử này có thể điều tiết trạng thái hưng phấn và ức chế hệ thần kinh, cải thiện chức năng của vỏ não nên nó có thể kích thích chức năng tạo máu trong cơ thể, làm hồng cầu tăng rõ rệt, đường máu giảm thấp có lợi cho sự hấp thụ oxy trong máu.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...