Ghép tế bào gốc tự thân có thể hỗ trợ một bệnh nhân u lympho tế bào T ngoại biên

Ghép tế bào gốc tự thân có thể hỗ trợ một bệnh nhân u lympho tế bào T ngoại biên

Ghép tế bào gốc tự thân (ASCT) có thể mang lại lợi ích cho một số bệnh nhân mắc u lympho tế bào T ngoại biên (PTCL) thuyên giảm hoàn toàn trong lần đầu tiên (CR1), theo một nghiên cứu được công bố trực tuyến vào ngày 29 tháng 1 trên tờ Cancer.

Ghép tế bào gốc tự thân:

Tế bào gốc của bệnh nhân sẽ được thu thập và lưu trữ để sử dụng sau này. Phương pháp này được sử dụng nếu cơ thể bệnh nhân vẫn còn lại một ít tế bào khỏe mạnh. Còn đối với những tế bào ung thư sẽ được loại bỏ.

Bác sĩ Steven I. Park, từ Viện Ung thư Levine ở Charlotte, Bắc Carolina cùng các đồng nghiệp đã thu thập những bệnh nhân mới được chẩn đoán mắc u lympho tế bào T ngoại biên (PTCL), từ đó một nghiên cứu được thực hiện và phân tích những trường hợp có CR1 (thuyên giảm hoàn toàn trong lần đầu tiên). Dữ liệu bao gồm 213 bệnh nhân PTCL có CR1, trong đó 119 trường hợp chỉ bị PTCL. Tổng thể, có 83 bệnh nhân đã không trải qua ghép tế bào gốc tự thân và chỉ có 36 bệnh nhân đã trải qua ghép tế bào gốc tự thân (ASCT) hợp nhất trong CR1. 

U lympho tế bào T ngoại biên

:

Là một thể ít gặp của lymphoma non - Hodgkin's, thường khởi phát ở người trên 60 tuổi. Thông thường các loại lymphoma tiến triển chậm thường có tiên lượng tốt hơn loại tiến triển nhanh, ngoài ra còn phụ thuộc vào giai đoạn sớm hoặc muộn của bệnh.

Từ đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, sau 2,8 năm theo dõi thì những bệnh nhân sử dụng ghép tế bào gốc tự thân (ASCT) không đạt được tỷ lệ sống khả quan so với những trường hợp không dùng ASCT (P = 0,06). Tuy nhiên ở những bệnh nhân ở giai đoạn tiến triển hoặc chỉ số tiên lượng quốc tế từ trung bình đến cao thì lại có mối tương quan với ASCT. Đối với những trường hợp có u lympho tế bào T angioimmunoblastic, nhưng đây không phải nằm trong các phân nhóm khác của u lympho tế bào T ngoại biên (PTCL), sau khi bệnh nhân sử dụng ASCT đã cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót, còn ở những trường hợp không sử dụng ASCT thì không có bất cứ tiến triển nào. Và trong các phân tích đa biến, ASCT liên quan độc lập với khả năng sống sót được cải thiện (tỷ lệ nguy hiểm, 0,37).

Đối với những kết quả được phát hiện trong nghiên cứu lâm sàng này là rất đáng quan tâm, vì chúng cung cấp và hướng dẫn thêm trong việc sử dụng ghép tế bào gốc tự thân ở bệnh nhân mắc  u lympho tế bào T ngoại biên, các tác giả viết.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...