Gãy Xương Sườn

Gãy Xương Sườn

Gãy xương sườn là tình trạng gì?

Gãy xương sườn là một chấn thương thường xảy ra khi một trong số những xương ở khung sườn bị vỡ hoặc nứt. Hiện nay, nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là do chấn thương ngực chẳng hạn như bị ngã, tai nạn xe cộ hoặc va chạm lúc chơi thể thao.

Và trong nhiều trường hợp, xương sườn chỉ bị rạn nứt, dù vẫn đau nhưng không gây nguy hiểm như khi bị gãy. Vì khi đó các cạnh lởm chởm của xương bị gãy có thể làm tổn thương các mạch máu lớn hoặc các cơ quan nội tạng như phổi.

Nguyên nhân gây ra tình trạng gãy xương sườn là gì?

Hiện nay, gãy xương sườn chỉ xuất hiện bởi những tác động trực tiếp như tai nạn xe, té ngã hoặc chấn thương thể thao. Bên cạnh đó, xương sườn cũng có thể bị gãy do chấn thương bị tái phát khi chơi thể thao như golf và chèo thuyền hoặc ho nặng kéo dài.

Ngoài những nguyên nhân đã nêu ở trên thì các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến gãy xương sườn, chẳng hạn như:

  • Loãng xương: Bệnh này khiến cho xương mất đi độ cứng và dễ bị gãy.
  • Tham gia thể thao: Chơi các môn thể thao đối kháng như khúc côn cầu hay bóng đá làm tăng nguy cơ chấn thương ngực.
  • Tổn thương ung thư ở xương sườn: Tổn thương ung thư có thể làm xương yếu đi và dễ bị gãy.

Triệu chứng thường thấy ở tình trạng gãy xương sườn là gì?

Thông thường các triệu chứng phổ biến của gãy xương sườn là những cơn đau xảy ra liên quan tới xương sườn bị gãy hoặc có thể là những cơn đau tồi tệ hơn khi:

  • Hít thở sâu.
  • Ấn vào vùng bị thương.
  • Bẻ cong hoặc xoắn cơ thể.

Nếu không thể thở bình thường vì chấn thương, thì người bệnh có thể thấy những dấu hiệu sau:

  • Có cảm giác thiếu hơi.
  • Cảm thấy lo lắng, hồi hộp hay sợ hãi.
  • Đau đầu.
  • Cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi hay buồn ngủ.

Những phương pháp điều trị tình trạng gãy xương sườn như thế nào?

Hiện tại, khi xương sườn bị gãy thường tự lành trong vòng sáu tuần. Vì thế bệnh nhân nên hạn chế hoạt động và chườm lạnh nơi tổn thương thường xuyên để mau lành và giảm đau. Ngoài ra, các phương pháp điều trị khác của tình trạng trên bao gồm:

Thuốc:

Bệnh nhân phải uống thuốc giảm đau đầy đủ. Nếu vẫn cảm thấy đau khi hít thở sâu thì có nguy cơ đã mắc bệnh viêm phổi. Hoặc nếu thuốc uống không đủ, bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc gây tê kéo dài xung quanh các dây thần kinh nhằm cung cấp dưỡng chất cho xương sườn.

Điều trị:

Và khi cơn đau của bệnh nhân được kiểm soát, bác sĩ có thể hướng dẫn tập thở để giúp họ thở sâu hơn vì thở gấp có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...