Gãy Xương Khuỷu Tay

Gãy Xương Khuỷu Tay

Gãy xương khuỷu tay là gì?

Gãy vỡ xương khuỷu tay liên quan đến gãy một hoặc nhiều hơn trong ba xương cánh tay, nơi các xương tụ lại tạo thành khớp khuỷu tay.

Thông thường các chấn thương nghiêm trọng như gãy xương và trật khớp khuỷu tay, đều có thể làm tổn thương xương và các cấu trúc khác của khuỷu tay, gây ra các vấn đề về chuyển động, chức năng mạch máu và thần kinh.

Ở trẻ em, gãy xương có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của xương. 

Nguyên nhân gây gãy xương khuỷu tay là gì?

Hiện nay, bất cứ ai cũng có thể bị chấn thương khuỷu tay theo nhiều cách khác nhau, từ việc lạm dụng (chấn thương thể thao) đến một sự kiện chấn thương cấp tính (ngã hoặc đòn đánh trực tiếp). Hoặc một số sự kiện phổ biến dẫn đến gãy xương khuỷu tay bao gồm:

  • Khi ngã ra sau như trượt ván, đỡ người khi ngã bằng cánh tay duỗi thẳng và bàn tay mở.
  • Chấn thương do tốc độ cao có thể xảy ra do va chạm khi lái ô tô hoặc xe gắn máy.
  • Một tác động trực tiếp lên khuỷu tay cũng có thể gây ra vỡ như khi bị ngã khỏi ván trượt hay xe đạp và rơi xuống đất.
  • Khuỷu tay bị đập mạnh.
  • Hoặc bất kỳ tổn thương trực tiếp lên khuỷu tay, cổ tay, bàn tay hoặc vai đều có thể ảnh hưởng đến khuỷu tay.

Những triệu chứng gãy xương khuỷu tay là gì?

Hiện tại nếu khuỷu tay có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, thì đó có thể là gãy xương hay có các tổn thương khác cần được điều trị:

  • Da chuyển màu như bầm tím hay đỏ ở khuỷu tay.
  • Khó di chuyển khuỷu tay một cách bình thường.
  • Khuỷu tay bị sưng hoặc sưng ngay phía trên hoặc dưới khuỷu tay.
  • Biến dạng khuỷu tay hoặc khu vực gần khuỷu tay.
  • Khó uốn và duỗi: Khó có thể uốn cong khuỷu tay để ngón tay chạm vào vai hoặc duỗi thẳng cánh tay hoàn toàn.
  • Khó xoay bản tay vào trong và xoay ra ngoài: Khi giữ cánh tay ở bên hông với khuỷu tay gập góc 90o, người bị thương khó có thể xoay bàn tay ra ngoài để lòng bàn tay ngửa lên trần nhà. Tương tự, việc khó có thể xoay bàn tay vào trong để lòng bàn tay hướng vào mặt sàn.
  • Tê: Giảm cảm giác hoặc cảm giác lạnh ở cẳng tay, bàn tay hoặc các ngón tay.
  • Ba dây thần kinh chính - dây thần kinh giữa, dây thần kinh quay và dây thần kinh trụ đi qua khuỷu tay. Một chấn thương nghiêm trọng có thể làm tổn thương các dây thần kinh này.
  • Nhiều mạch máu cũng đi qua khuỷu tay. Những mạch máu quan trọng này có thể bị chấn thương hoặc chèn ép do chấn thương hoặc sưng.
  • Một vết cắt hoặc vết thương hở trên khuỷu tay sau một chấn thương.
  • Cơn đau khuỷu tay sau khi bị chấn thương.
  • Cảm giác khó cử động ở khuỷu tay hoặc cẳng tay.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Cho đến nay, gãy xương khuỷu tay có thể dẫn đến nguy cơ biến chứng nghiêm trọng và gây tàn phế. Vì thế nếu người bị thương đang nghĩ khuỷu tay của họ có thể bị gãy, họ nên đi cấp cứu ngay lập tức.

Tuy nhiên nếu khủy tay bị sưng nhẹ và không có bầm tím, vết thương hở hoặc mất cảm giác, người bị thương cũng có thể đến gặp bác sĩ.

Ngoài ra, người bị thương nên đến phòng cấp cứu nếu xảy ra một trong những vấn đề sau khi bị chấn thương ở cánh tay, khuỷu tay:

  • Sưng ở khuỷu tay hoặc gần khuỷu tay.
  • Nhận thấy bất kỳ biến dạng của khuỷu tay hoặc khu vực gần khuỷu tay.
  • Nếu có bất kỳ nghi ngờ, hãy so sánh khuỷu tay bị thương với tay bình thường. Nếu thấy một khối u mới hoặc vết sưng, hãy đến khoa cấp cứu.
  • Nghe hoặc cảm thấy tiếng ken két, lục cục khi di chuyển khuỷu tay, cổ tay hoặc bàn tay.
  • Khuỷu tay như bị khoá lại.
  • Chuyển động bình thường của khuỷu tay bị hạn chế.
  • Nhận thấy bất kỳ sự thay đổi màu sắc ở khuỷu tay hoặc các khu vực gần khuỷu tay. Ví dụ: Màu hơi xanh thẫm, tím hoặc đen có nghĩa là người bị thương đang bị chảy máu bên trong hoặc gần khuỷu tay. Màu đỏ có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng.
  • Người bị thương cảm thấy tê hoặc ngứa ran một phần của cánh tay, ví dụ cảm giác tê giật không ngừng.
  • Cánh tay, cổ tay, ngón tay bất động, khó hoặc không thể di chuyển bình thường.
  • Người bị thương cảm thấy đau nhiều ở khuỷu tay, cẳng tay, cổ tay hoặc bàn tay.
  • Nhận thấy màu sắc hoặc nhiệt độ thay đổi ở cẳng tay, cổ tay hoặc bàn tay.
  • Cổ tay hoặc bàn tay của người bị thương nhợt nhạt, lạnh hoặc hơi xanh. Máu lưu thông ở khuỷu tay có thể bị tắc nghẽn.
  • Bị chảy máu xung quanh vùng khuỷu tay.

Bên cạnh đó người bị thương không dễ dàng thực hiện các chuyển động sau đây mà không đau:

  • Duỗi thẳng khuỷu tay.
  • Uốn cong hoàn toàn sao cho ngón tay chạm vào vai.
  • Xoay lòng bàn tay hoàn toàn về phía trần nhà hoặc sàn nhà.

Những phương pháp điều trị gãy xương khuỷu tay là gì?

Thông thường để điều trị gãy xương khuỷu tay phụ thuộc vào loại chấn thương. Đôi khi việc điều trị có thể chỉ đơn giản với nẹp nâng cánh tay, chườm đá lạnh các khu vực bị sưng hoặc dùng thuốc giảm đau. Bên cạnh đó điều trị cũng có thể bao gồm phẫu thuật nhằm chỉnh sửa xương bị gãy, dây thần kinh và mạch máu. Đối với trẻ em và người lớn thường có các loại chấn thương khuỷu tay khác nhau nên cách hồi phục cũng rất khác nhau. Vì vậy, phương pháp điều trị cho 2 đối tượng này thường rất khác nhau.

Thuốc

Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau như:

  • Thuốc uống thường sử dụng với cơn đau nhẹ.
  • Thuốc tiêm vào cơ hoặc tĩnh mạch được sử dụng cho cơn đau trung bình đến nặng.
  • Thuốc có thể được đưa trực tiếp vào khớp khuỷu tay nhằm giảm đau hoặc có thể dùng đường tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.

Tuy nhiên, nếu khớp khuỷu tay bị trật hoặc vỡ, người bị thương cần được nắn chỉnh, thuốc giảm đau cũng có thể được sử dụng trong quá trình này. Và loại thuốc này có thể gây buồn ngủ, làm giãn cơ bắp, từ đó giúp bác sĩ có thể thao tác dễ dàng trên khuỷu tay.

Phẫu thuật

Đôi khi, phẫu thuật lại là lựa chọn tốt nhất. Điều này đặc biệt đúng nếu người bị thương có vết thương hở hoặc chấn thương khuỷu tay phức hợp (gãy nhiều phần xương).

  • Đối với chấn thương khuỷu tay hở là một hoặc nhiều xương khuỷu tay xuyên qua da.
  • Khi đó không chỉ xương cần phải được chỉnh mà còn cần được làm sạch để nhiễm trùng không xảy ra. Điều này sẽ được thực hiện tốt nhất trong một phòng phẫu thuật vô trùng.

Chấn thương khuỷu tay kèm tổn thương dây thần kinh và mạch máu sẽ được sửa chữa trong phòng phẫu thuật. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu y học đã phát hiện một số loại gãy khuỷu tay sẽ hồi phục tốt hơn nếu được phẫu thuật. Vì vậy, bác sĩ sẽ thảo luận với người bị thương và giúp họ có lựa chọn tốt nhất.

Liệu pháp khác

Tuy nhiên, nếu khớp khuỷu tay của người bị thương chứa đầy máu hoặc dịch lỏng khác, thì có thể được dẫn lưu trong khoa cấp cứu.

  • Máu hoặc chất lỏng chảy từ khuỷu tay có thể giúp bác sĩ chẩn đoán tổn thương cụ thể.
  • Dẫn lưu chất lỏng này ra ngoài làm giảm bớt áp lực và đau ở khuỷu tay.

Ở thời điểm này, người bệnh sẽ được nẹp, dây đai và bó bột. Qua đó bác sĩ sẽ sử dụng nẹp cho các loại chấn thương khuỷu tay khác nhau. Bản nẹp thường là thạch cao và được đặt ở mặt sau cánh tay, không hoàn toàn bao quanh với các vật liệu nẹp. Nẹp được thiết kế để giữ khuỷu tay của người bị thương ở một vị trí cố định.

  • Nẹp cho khuỷu tay bị gãy thường chạy dài từ gần vai đến bàn tay và giữ khuỷu tay không quay hay gập. Bên cạnh đó, các chuyển động này có thể làm xương gãy khó liền hoặc gây trật khớp.
  • Không những thế các bác sĩ có thể cung cấp một dây đeo giúp cánh tay được nẹp có thể nghỉ ngơi thoải mái. Nâng cánh tay làm giảm sưng, nhất là vài ngày đầu sau khi bị chấn thương. Khuỷu tay khi sưng có thể chèn vào thần kinh và mạch máu trong khuỷu tay hoặc cẳng tay.
  • Tuy nhiên hiếm khi bác sĩ sử dụng bó bột khuỷu tay mới bị chấn thương. Vì vậy, nếu khuỷu tay bị sưng bên trong bột, nó có thể gây tổn thương thần kinh và mạch máu.
  • Nắn chỉnh khuỷu tay bị hỏng: Nếu một xương ở khuỷu tay bị trục trặc hoặc chệch ra khỏi khớp, bác sĩ có thể cần phải đặt lại xương. 

Các lý do để thực hiện thủ thuật này:

  • Đưa xương trở lại vị trí đúng của nó có thể làm giảm đau đáng kể.
  • Nắn xương giúp lành xương nhanh chóng.
  • Đôi khi gãy xương gây chèn ép hoặc cắt dây thần kinh và mạch máu. Việc di chuyển các xương vào vị trí đúng của nó có thể ngăn chặn tổn thương này.
  • Nếu người bệnh cần nắn chỉnh xương khuỷu tay, nên sử dụng thuốc giảm đau và giảm lo lắng.
  • Chế độ sinh hoạt hợp lý.

Những thói quen sinh hoạt giúp người bị thương hạn chế gãy xương khuỷu tay phát triển như sau:

  • Nếu người bị thương có một vết thương hở, hãy che dùng băng sạch băng khuỷu tay. Nếu bị chảy máu, ấn mạnh và giữ chặt vết thương đồng thời nâng cao cánh tay.
  • Chườm đá lạnh vào vùng bị sưng.
  • Gọi cấp cứu khẩn cấp hoặc nhờ ai đó gọi cấp cứu khẩn cấp ngay lập tức.
  • Nếu phải chờ xe cấp cứu quá lâu hoặc nếu đang vận chuyển một người bị gãy xương khuỷu tay, hãy cố gắng bất động xương gãy càng nhiều càng tốt.
  • Không cố gắng kéo thẳng xương bị gãy.
  • Không cố gắng đẩy một xương gãy vào chỗ cũ nếu nó nhô ra khỏi da. Hoặc tự nắn chỉnh cánh tay bị biến dạng có thể làm tổn thương thêm nghiêm trọng của xương hoặc các phần khác trong khuỷu tay.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...