Gãy Xương Đòn

Gãy Xương Đòn

Gãy xương đòn là gì?

Gãy xương đòn là một chấn thương thường gặp, đặc biệt ở trẻ nhỏ, thiếu niên hoặc có thể là người lớn tuổi. Xương đòn là xương nối từ phần trên của xương ức tới xương bả vai.

Cũng như các loại gãy xương khác, nguyên nhân thường gặp của gãy xương đòn bao gồm té, chấn thương trong thể thao và tai nạn giao thông. Trẻ sơ sinh đôi khi bị gãy xương đòn trong quá trình sinh nở.

Nguyên nhân gây ra gãy xương đòn là gì?

Hiện nay, Gãy xương đòn xảy ra khá phổ biến trong các bộ môn thể thao như bóng đá, các môn thể thao có nguy cơ ngã hay va chạm mạnh như đua xe đạp, trượt ván. Ngoài ra, Gãy xương đòn cũng có thể xảy ra với trẻ sơ sinh, nhưng trường hợp này là rất hiếm. Gãy xương đòn cũng có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây nên. Sau đây là các nguyên nhân thường thấy ở Gãy xương đòn bao gồm:

- Té ngã, như ngã đè lên vai hoặc ngã chống tay khi tay dang ra.

- Chấn thương thể thao, như va đập trực tiếp vào vai trên sân cỏ, sân băng, sân thể thao.

- Tai nạn giao thông do xe hơi, xe gắn máy hay xe đạp.

- Tổn thương khi trẻ được sinh ra qua đường âm đạo.

Triệu chứng thường thấy ở gãy xương đòn là gì?

Hiện nay, các triệu chứng phổ biến thường thấy của gãy xương đòn bao gồm:

- Sưng, đau và xuất hiện vết bầm dọc theo xương đòn.

- Cơn đau tăng mạnh và cảm nhận được tiếng “rắc” khi cố cử động vai hay cánh tay.

- Biến dạng ở xương gãy.

- Vai bị sụp hoặc chùng xuống về phía trước hay phía dưới.

- Trẻ sơ sinh thường không thể cử động cánh tay.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Người bệnh nên đến bác sĩ ngay nếu:

- Tay bị tê hoặc có có cảm giác châm chích.

- Người bệnh cảm thấy rất đau và thuốc giảm đau không còn hiệu quả.

- Vai của người bệnh bị biến dạng và xương đâm ra da.

- Người bệnh không thể cử động cánh tay của họ.

Điều trị gãy xương đòn

Thực tế hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị chấn thương trên, tuy nhiên các phương pháp sau đây là thường thấy để điều trị gãy xương đòn bao gồm:

- Chườm đá:

Chườm đá xung quanh khu vực bị gãy có thể giúp giảm đau. Giải pháp này cần thiết cho hai hoặc ba ngày đầu tiên sau khi chấn thương xảy ra.

- Hỗ trợ cánh tay:

Theo nghiên cứu, để giữ cho cánh tay cố định, các bác sĩ có thể sử dụng một băng đeo tay trong vòng 6 tuần. Dụng cụ này có thể giữ cho xương đòn của người bệnh không bị trật khớp cho đến khi vết thương lành hẵn.

- Thuốc:

Dùng để kiểm soát cơn đau của bạn hoặc kiểm soát nhiễm trùng.

- Vật lý trị liệu:

Người bệnh có thể cảm thấy khó khăn để cử động cánh tay của họ sau khi được cố định trong một thời gian dài. Vì vậy, những bài tập nhẹ nhàng sẽ rất cần thiết để giúp người bệnh giảm độ cứng trong khi vẫn băng đeo tay cũng như khi xương đã lành.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...