FDA có thể đưa ra những cảnh báo mạnh mẽ về phẫu thuật nâng ngực
Trước khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực, phụ nữ nên tìm hiểu thông tin về phẫu thuật này và những rủi ro có thể xảy ra, trích dẫn thông tin từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho biết trong một đề xuất dự thảo.
Cơ quan này đã đề nghị các trung tâm y tế nên đưa ra một danh sách bao gồm các tác hại tiềm ẩn, chẳng hạn như đau, mệt mỏi và phải phẫu thuật thêm nữa.
Ủy viên Tiến sĩ Amy Abernethy và Tiến sĩ Jeff Shuren, Giám đốc Trung tâm Thiết bị và Sức khỏe Bức xạ của FDA cho biết: Đã có nhiều phụ nữ chia sẻ với chúng tôi rằng họ không được thông báo đầy đủ về các rủi ro trước khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực. Ngoài ra, họ tuyên bố rằng họ cần thêm thông tin để tạo điều kiện cho các cuộc trò chuyện với bác sĩ phẫu thuật, từ đó đưa ra quyết định phù hợp cho chính họ.
"Trong một báo cáo tại Hội nghị thẩm mỹ Pháp - Việt được tổ chức tại trường Đại học y khoa Hà nội tháng 10/2015 cho thấy: Tỷ lệ biến chứng của phẫu thuật nâng ngực chiếm 5,8% trên tổng số 1.561 túi nâng ngực. Trong đó các biến chứng sớm sau khi phẫu thuật (tụ máu, nhiễm trùng, rách vết mổ) chiếm 2,3%. Bên cạnh đó, các biến chứng muộn như: Vỡ túi silicone chiếm 2%, túi giọt nước bị xoay chiếm 0,5%, co bao xơ chiếm 1%."
Ngoài ra, FDA cũng muốn các nhà sản xuất nên đưa ra những cảnh báo với phụ nữ rằng phẫu thuật nâng ngực không phải là một sản phẩm trọn đời và nguy cơ biến chứng có thể gia tăng đáng kể khi bệnh nhân thực hiện phẫu thuật càng lâu. Bên cạnh đó, phẫu thuật bổ sung có thể được yêu cầu để điều trị các biến chứng. Tuy nhiên, một số biến chứng khác có thể xảy ra bao gồm nguy cơ phát triển U lympho tế bào lớn tự ghép (ALCL - Anaplastic large cell lymphoma) liên quan đến phẫu thuật nâng ngực, hoặc các vấn đề như mệt mỏi hoặc đau khớp.
“ALCL là một dạng ung thư hạch không Hodgin liên quan tới các tế bào lympho lớn thoái biến. Căn bệnh này xuất hiện khi các tế bào ung thư tạo nang bao quanh vật liệu trong phẫu thuật từ cấu trúc tuyến vú của người bệnh.”
Mặt khác, các trung tâm thẩm mỹ nên thực hiện thêm một danh sách kiểm tra ở cuối tập sách thông tin của bệnh nhân hoặc tài liệu để giúp hướng dẫn những thông tin mà phụ nữ cần thảo luận khi đang tư vấn với bác sĩ phẫu thuật, FDA cho biết.
Cùng với việc cho bệnh nhân cơ hội để xem xét các rủi ro cụ thể của phẫu thuật nâng ngực, những tài liệu hướng dẫn nên cập nhật thêm những câu hỏi khuyến khích họ hỏi về kinh nghiệm, học vấn, quá trình đào tạo và thông tin của bác sĩ phẫu thuật.
"Những điều cần lưu ý trước khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực:
- Nâng ngực có ảnh hưởng đến việc mang thai và cho con bú về sau hay không?
- Liệu có thể đi máy bay hoặc leo núi sau khi nâng ngực hay không?
- Phẫu thuật nâng ngực được duy trì trong bao lâu hay phải bệnh nhân phải thay túi sau một thời gian?"
Thêm vào đó, những hướng dẫn dự thảo đã được xem xét lại bao gồm các khuyến nghị sàng lọc cho những bệnh nhân bị vỡ túi ngực (silicon gel) sau phẫu thuật. Hiện tại, sàng lọc MRI được khuyến nghị bắt đầu từ ba năm sau khi phẫu thuật và mỗi năm sau đó.
Bên cạnh đó, một hướng dẫn mới đề xuất bệnh nhân không có triệu chứng cũng nên thực hiện siêu âm hoặc sàng lọc MRI từ 5 đến 6 năm sau khi phẫu thuật và cứ sau hai năm. Hiện nay, MRI được khuyến nghị cho những bệnh nhân có triệu chứng đột ngột hoặc kết quả siêu âm không xác định chắc chắn cho tình trạng vỡ túi ngực.
Theo thông tin từ Robert Preidt - Phóng viên HealthDay