Dưỡng tâm

Dưỡng tâm

Chết vì lo, vì sợ, vì giận. Căn bệnh tâm lý thật đáng sợ.

Người cao tuổi khỏe mạnh có điểm chung là ai ai cũng có tấm lòng rộng mở, tính tình hòa nhã, không ai có cá tính hẹp hòi, độc ác, nhỏ nhen.

Nền tảng sức khỏe thứ tư là cân bằng tâm lý. Đó là biện pháp quan trọng giúp giữ gìn sức khỏe. Tác dụng của cân bằng tâm lý vô cùng quan trọng.

Chỉ cần giữ vững tâm lý cân bằng, coi như bạn đã nắm vững chìa khóa sức khỏe trên tay. Qua cuộc điều tra về những người thọ trên 100 tuổi tại Bắc Kinh cho thấy: Họ sống lâu sống khỏe không do giàu sang, ăn ngon. Thói quen sống của số người cao tuổi khỏe mạnh này khá đa dạng, có người quen ngủ sớm dậy sớm, có người lại quen ngủ trễ dậy trễ; có người không ăn thịt nên khỏe, song cũng có người thích ăn thịt, nhất là thịt béo; có người không hút thuốc song có người vừa hút thuốc, vừa uống trà; có người thì uống trà, cuộc sống muôn màu muôn vẻ.

Duy chỉ có hai điều mà mọi người cao tuổi đều tuân thủ là:

  • Một là các cụ đều có tâm hồn rộng mở, tính tình hòa nhã dễ chịu, hiền lành tốt bụng, không có ai hẹp hòi, nóng tính, nhỏ mọn. Tại sao? Vì những kẻ hẹp hòi, nóng tính đều chết vào tuổi 50, 60 do những căn bệnh như ung thư, tim mạch, v..v.....
  • Hai là không lười biếng, các cụ đều thích lao động, siêng vận động. Cũng như ngạn ngữ Anh có câu: Không có người trường thọ là kẻ lười!

Đôi khi chỉ một câu nói cũng đủ sức lấy mất một mạng sống

Chuyện này phát sinh nơi bệnh viện chúng tôi, có lần vào chiều thứ bảy, một bà cụ tới thăm cụ ông, mang theo nhiều trái cây, hai người vui vẻ gặp nhau. Bà cụ kể: Tối hôm qua xem tin tức trên tivi, thấy một lãnh tụ chính trị sa cơ ở nước nọ bị xử bắn, ông cụ cho rằng làm như vậy không đúng, đó là nạn nhân của đấu tranh chính trị, còn bà cụ thì khăng khăng rằng ông ta chết là đáng đời. Hai ông bà cứ thế cãi mãi, lời qua tiếng lại, chỉ vì một nguyên nhân vô cớ, chẳng bao lâu, ông cụ cảm thấy cơn tức ngực đột nhiên ập đến, sắc mặt trắng bệch, mồ hôi ra như tắm, bác sĩ vội cho kiểm tra điện tâm đồ, phát hiện ông lão đang bị cơn tắc nghẽn cơ tim cấp tính, phải đưa ngay vào phòng cấp cứu. May mà còn kịp.

Tới ngày ông cụ xuất viện, bà cụ tặng cho nhóm bác sĩ điều trị chúng tôi một bó hoa để tỏ lòng biết ơn. Và nói rằng: “Cuối cùng tôi đã hiểu thế nào là tác hại của cơn giận dữ, xin nói nhỏ với các cô các cậu, lần sau dù xảy chuyện gì tôi cũng sẽ không cãi với ông ấy nữa”. Xưa kia ông lão là người sợ vợ, vợ nói một ông không dám nói hai, lần này gặp họa thành phước, vì bà lão chẳng còn dám chọc giận ông nữa!

Tác hại của sự bực tức thật đáng gờm. Có vị giáo sư nọ do tức giận bởi thái độ ngang bướng của anh nghiên cứu sinh, đập mạnh tay lên bàn quát tháo, khiến huyết áp tăng đột biến, dẫn tới đứt mạch máu não, hậu quả là liệt nửa người không đứng dậy được, thật là đáng tiếc!

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...