Đừng trì hoãn phẫu thuật ung thư vú giai đoạn sớm (giai đoạn 0)
Việc trì hoãn phẫu thuật trì hoãn ung thư vú không xâm lấn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, một nghiên cứu mới đây cho thấy.
Theo đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy việc trì hoãn phẫu thuật trong một thời gian đối với ung thư biểu mô tuyến vú thể ống tuyến không xâm nhập (Ductal carcinoma in situ - DCIS), đây là một dạng tổn thương ác tính ở vú đặc trưng bởi sự tăng sinh các tế bào biểu mô ống tuyến ác tính, chưa xâm lấn qua lớp tế bào đáy, từ đó dẫn đến nguy cơ ung thư biểu mô ống tuyến (ống dẫn sữa) cao hơn và khiến cho tỷ lệ sống sót giảm đi.
“Hiện nay phẫu thuật ung thư vú ngày càng tiến bộ, nhưng vẫn có nhiều trường hợp trì hoãn phẫu thuật vì những lý do như sợ đau, mất đi tính thẩm mỹ, sợ hóa trị v.v… Nhưng đây là những ý nghĩ hết sức sai lầm, bởi vì khi bệnh nhân được chỉnh định phẫu thuật, tức là cơ hội chữa trị bệnh còn rất lớn, hạn chế được sự phát triển của khối u, kéo dài thời gian sống và thậm chí có thể chữa khỏi bệnh khi điều trị ở giai đoạn sớm.”
Tiến sĩ Richard Ble Rich, một giáo sư cho biết: Đối với mỗi tháng trì hoãn phẫu thuật, tỷ lệ sống còn chênh lệch là 1%. Nhưng nếu vấn đề này tiếp tục xảy ra, thì khả năng phát hiện ung thư xâm lấn tăng lên khoảng 1%
Tuy nhiên Ble Rich lưu ý: Nếu bệnh nhân cho rằng vấn đề này là nhỏ và không phải là một trường hợp khẩn cấp để được điều trị ngay lập tức, thì điều này có thể gây ra những ảnh hưởng xấu và bệnh nhân nên tránh việc trì hoãn phẫu thuật, trích lời Rich nói trong một bản tin của trung tâm.
DCIS xảy ra khi các tế bào bất thường hình thành trong ống dẫn sữa của vú và đây là giai đoạn sớm nhất của ung thư vú. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư bắt đầu lan ra ngoài ống dẫn sữa, và nó sẽ trở thành ung thư biểu mô ống xâm lấn.
“Đối với những bệnh nhân được chẩn đoán DCIS ở giai đoạn sớm hoặc rất sớm thì những liệu pháp sau đây có thể giúp ích cho việc điều trị của họ như phẫu thuật, xạ trị, trị liệu bằng kích thích tố….”
Cho đến nay, điều trị tiêu chuẩn cho DCIS là phẫu thuật và xạ trị, cùng với liệu pháp nội tiết. Nhưng trong nghiên cứu này cho thấy một số trường hợp của DCIS có thể không bao giờ tiến triển thành ung thư xâm lấn và hiện các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để xác định liệu DCIS có thể được quan sát hay không, thay vì phẫu thuật cắt bỏ.
Mặt khác, Ble Rich nghĩ rằng nghiên cứu này cho thấy sự chậm trễ trong phẫu thuật DCIS có liên quan đến khả năng phát triển thành ung thư xâm lấn và kết quả có thể tồi tệ hơn mọi người nghĩ. Bên cạnh đó việc quan sát sự phát triển của bệnh chỉ áp dụng đối với các bệnh nhân tham gia nghiên cứu lâm sàng đã được chỉ định tiến hành đoạn nhũ (đây là kỹ thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú bao gồm phần da, núm vú và tuyến sữa).
Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của 140.600 phụ nữ Hoa Kỳ (trong đó có 123.947 trường hợp bị DCIS, 16.668 bị ung thư biểu mô ống dẫn sữa xâm lấn). Những trường hợp này đều được chẩn đoán từ năm 2004 đến 2014.
“Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 11.000 trường hợp mới bị ung thư vú và hơn 4.500 trường hợp tử vong vì căn bệnh này, chiếm 25% tổng số các loại bệnh Ung thư ở nữ giới”
Tỷ lệ sống còn được so sánh sau 5 lần trì hoãn phẫu thuật: Dưới 30 ngày, 31-60 ngày, 61-90 ngày, 91-120 ngày hoặc 121-365 ngày.
Và kết quả cho thấy, tỷ lệ sống chung của các bệnh nhân là 95,8%, với thời gian trung bình từ chẩn đoán đến phẫu thuật là 38 ngày. Tuy nhiên, việc trì hoãn phẫu thuật lâu hơn từ các mốc thời gian trong nghiên cứu này sẽ gia tăng nguy cơ tử vong lên 7,4%.
Nghiên cứu được công bố ngày 21 tháng 10 trên Annals of Surgical Oncology.
Theo thông tin Robert Preidt - Phóng viên HealthDay