Đột quỵ là gì?

Đột quỵ là gì?

Nếu bạn bị đột quỵ, điều này có nghĩa là một tác nhân nào đó đã cắt đứt nguồn cung cấp máu cho não của bạn. Đây là một trường hợp khẩn cấp, vì không có oxy và chất dinh dưỡng từ máu, phần não sẽ bị ảnh hưởng nhanh chóng và bắt đầu chết. Vì vậy, người thân hoặc những người đi cùng bạn cần gọi 115 ngay lập tức. Sau đây là các triệu chứng mọi người cần nên chú ý bao gồm:

  • Đột ngột tê hoặc yếu ở một bên của cơ thể.
  • Không thể nói chuyện.
  • Nhìn đôi hoặc mờ ở một mắt.
  • Đột ngột chóng mặt hoặc ngã xuống.

Đôi khi còn được gọi là "não quỵ" (brain attack), và đột quỵ xảy ra theo một trong hai cách chính:

Một cục máu đông ngăn chặn dòng máu đến não của bạn. Đây là nhồi máu não (đột quỵ thiếu máu não cục bộ).

Một mạch máu rò rĩ hoặc bị vỡ làm cho máu chảy vào trong não của bạn. Các bác sĩ gọi đây là xuất huyết não (đột quỵ xuất huyết).

Và nếu một trong hai loại đột quỵ xảy ra, các tế bào não không thể sống quá một vài phút nếu không có oxy.

Đột quỵ do cục máu đông

Tình trạng này xảy ra khi cục máu đông ngăn máu đi qua một mạch trong não hoặc cổ. Hầu hết 80% - 90% các trường hợp đều mắc phải dạng đột quỵ này. Các bác sĩ gọi đây là nhồi máu não (đột quỵ thiếu máu não cục bộ).

Một số cục máu đông hình thành bên trong mạch máu và đứng yên một chỗ, ngăn chặn lưu lượng máu trong não. Các bác sĩ gọi đây huyết khối. Nguyên nhân thường là do cholesterol cao và các động mạch (bơm máu đi khắp cơ thể) bị hẹp hoặc cứng lại.

Ngoài ra đột quỵ cũng có thể xảy ra nếu một cục máu đông hình thành ở một phần khác của cơ thể thường là ở tim hoặc ngực trên, cổ và đi qua dòng máu cho đến khi nó ngăn chặn dòng máu chảy đến não. Đây là tình trạng nghẽn mạch não (cerebral embolism).

Đôi khi, một cục máu đông sẽ tự tan hoặc biến mất. Đây là cơn thiếu máu não thoáng qua (Transient Ischemic Attack), hay TIA. Mặc dù tình trạng này không làm tổn thương não vĩnh viễn, nhưng bạn không thể nhận biết được đó có phải là TIA hay không (trong khi nó xảy ra), vì vậy bạn cần gọi 115 ở các triệu chứng đầu tiên. Vì vậy tuyệt đối không bao giờ chờ đợi để xem tình trạng có biến mất hay không, bởi vì điều này có thể là quá muộn để được điều trị giúp đỡ.

Ngoài ra, TIA cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn sắp có nguy cơ phát triển mạnh cơn đột quỵ sau đó.

Đột quỵ do chảy máu

Tình trạng này xảy ra vì máu chảy bên trong não. Dạng đột quỵ xuất huyết này ít phổ biến hơn loại nhồi máu não (đột quỵ thiếu máu não cục bộ), nhưng chúng có thể nghiêm trọng và nguy hiểm hơn.

Thông thường, nó xảy ra sau khi phình động mạch - một điểm mỏng hoặc yếu trên một động mạch (như một bong bóng) bị bể do áp lực. Hoặc thành động mạch phát triển, dễ vỡ theo thời gian từ mảng bám mỡ và sau đó vỡ ra.

Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro?

Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ngay cả với em bé trong bụng mẹ. Tuy nhiên, tỷ lệ đột quỵ tăng nhanh sau tuổi trung niên.

Để giảm tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ:

- Giữ cho huyết áp luôn khỏe mạnh.

Nếu bạn bị huyết áp cao (thường trên 130/80), đây là tác nhân lớn nhất bạn có thể làm để giảm tỷ lệ đột quỵ.

- Tránh thuốc lá.

Hút thuốc lá và nhai thuốc lá, thậm chí hút thuốc thụ động cũng gây ra những thay đổi về thể chất trong cơ thể. Chúng có thể làm đặc máu và khiến nó dễ đông và gây tích tụ mỡ trong động mạch.

- Kiểm soát mức cholesterol.

Nồng độ cholesterol LDL cao hoặc cholesterol "xấu", có nhiều khả năng là mảng bám, sẽ tích tụ trong động mạch, khiến bạn có nguy cơ bị cục máu đông, từ đó gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.

- Quản lý bệnh tiểu đường, nếu bạn bị bệnh.

Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến đột quỵ bằng cách làm hỏng các mạch máu của bạn.

- Kiểm tra cân nặng và vòng eo.

Bác sĩ có thể thông báo cho bạn biết nếu những con số này nằm trong một phạm vi lành mạnh. Nhưng nếu bạn có một cái bụng lớn hơn 102cm đối với nam hoặc hơn 89cm đối với nữ, điều này có thể gây gia tăng rủi ro đáng kể.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...