Động kinh và giật kinh phong
Chứng động kinh trẻ con thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, có khi vô hại, có khi rất trầm trọng. Ta nên xem mọi cơn làm kinh là việc nguy hiểm cần phải được điều trị ngay.
Nguyên do
Có thể do một trong các nguyên nhân sau đây:
1. Ăn không tiêu.
2. Nóng (sốt) nhiều.
3. Thiếu vitamin D. Loại sinh tố này ở trong dầu cá và các sản phẩm tương tự. Hầu hết trẻ con đều cần loại vitamin này, nhưng phải do sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Triệu chứng
Cơn động kinh có thể nổi dậy bất thình lình. Trong vài trường hợp khác, đứa bé rất khó chịu, bức rức, có thể méo mặt và tay chân co quắp.
GIẬT KINH PHONG
Một biến đổi đột ngột và thoát đi của những giao động thần kinh đến một phần lớn cơ thể gây nên chứng giật kinh phong. Có những chứng giật kinh phong tương đối nhẹ, phát hiện hai hoặc ba lần một ngày. Có chứng nặng hơn, chỉ nổi cơn một hoặc hai lần trong cả đời người.
Chứng giật kinh phong do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng y học ngày nay chưa dám quả quyết biết rõ mọi nguyên nhân kia.
Triệu chứng
Cơn giật kinh phong có thể phát hiện mà không có triệu chứng nào báo trước cả. Cũng có trường hợp nạn nhân biết được mình sắp lên cơn.
Thoạt tiên, mặt tái, mắt trợn tròng, nạn nhân cứng hàm, phát ra những tiếng kỳ dị, cắn lưỡi, mình mẩy tím bầm và bất tỉnh. Nhiều khi nạn nhân tiểu và són cứt trong quần.
Khi chứng co quắp bắp thịt bắt đầu thì nạn nhân múa máy tay chân, ngoẻo cổ và xùi bọt mép. Máu tím bầm tan biến mau chóng. Cơn giật kinh phong kéo dài từ hai đến ba mươi phút. Sau đó nạn nhân nằm mê man, bất tỉnh. Có thể y sẽ tỉnh lại trong vài phút, hoặc ngủ luôn một lúc lâu mới tỉnh lại.
Khi triệu chứng mới phát, hoặc lúc sắp dứt rất khó nhận ra nạn nhân đang bị nổi kinh phong. Nhưng bọt mép trào ra miệng lẫn lộn với máu, cắn lưỡi và áo quần dơ dáy của nạn nhân là những dấu chỉ quan trọng vậy.
Cấp cứu
Ngăn ngừa nạn nhân tự làm hại lấy mình. Lấy một que nhỏ, một cây viết chì hay vật tương tự, quấn vải nhiều vòng rồi nhét vào giữa hai hàm răng để y khỏi cắn lưỡi. Dùng gối hay vật êm kê dưới đầu để bảo vệ đầu.
Không nên đè chận chân tay nạn nhân, cứ để họ quơ quàu tự nhiên.
Không nên cho uống thuốc kích thích.
Khi đã dứt cơn mà nạn nhân ngủ mê hay đã bất tỉnh, cứ để nạn nhân nằm yên.
Cơn giật kinh phong ít khi làm người chết, chỉ trừ trường hợp y bị té xuống nước, té vào máy mà y đang điều khiển cùng những tai nạn khác.