Điều trị VIÊM KHỚP: 5 kiêng - 5 giảm - 5 nên
Viêm khớp là tên gọi chung của bệnh về khớp xương, đặc trưng bởi hiện tượng viêm một hay nhiều khớp, thường kèm triệu chứng đau khớp. Viêm khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau và mức độ từ nhẹ tới nặng, cơn đau từ trung bình đến dữ dội, các khớp có thể bị biến dạng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cách ăn uống, tập luyện để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh.
Chính vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích về những gì nên làm và nên tránh trong điều trị viêm khớp. Bạn hãy tìm hiểu ngay.
Điều trị viêm khớp và những điều bạn nên nhớ
Viêm khớp chủ yếu ảnh hưởng đến sụn - mô trơn bao bọc các đầu xương của khớp. Sụn khỏe mạnh cho phép các xương trượt qua nhau, giúp làm giảm sốc vận động. Khi khớp viêm, lớp trên của sụn bị vỡ và mòn đi, khiến các xương dưới sụn cọ xát vào nhau gây sưng, đau, mất khả năng cử động khớp. Theo thời gian, khớp có thể mất đi hình dạng ban đầu của nó. Ngoài ra, gai xương cũng có thể phát triển trên những cạnh khớp. Các mảnh xương hoặc sụn tróc ra và trôi nổi bên trong khoảng cách giữa hai đầu xương, gây đau đớn nhiều hơn.
Trọng lượng dư thừa cũng là nguyên nhân gây đau khớp do các khớp phải chịu đựng một áp lực quá tải từ cơ thể. Chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp sẽ hỗ trợ tích cực cho việc điều trị bệnh.
Dưới đây là những lời khuyên hữu ích dành cho người bị viêm khớp:
5 kiêng
- Các loại chất béo có nguồn gốc từ mỡ của động vật: Những thực phẩm sẽ làm tăng lượng mỡ trong máu, gây viêm tấy ở mặt trong bao khớp, làm trầm trọng thêm quá trình sưng tại khớp.
- Bột mì: Bột mì làm cho tình trạng viêm khớp tăng lên, vì thế, người bị viêm khớp không nên sử dụng bột mì cũng như ăn thức ăn được chế biến từ bột mì như bánh mì, bánh ngọt, bánh rán,…
- Đồ ăn cay nóng: Những thực phẩm có tính nóng sẽ khiến cho quá trình viêm khớp diễn ra mạnh mẽ hơn và làm bệnh trở nặng. Một số thực phẩm như đồ nếp, gừng xả, ớt, tiêu,... Bạn nên tránh xa.
- Phủ tạng động vật, hạn chế chất béo, không nên ăn thực phẩm quá mặn (lượng muối không quá 10g/ngày).
- Cà phê: Trong cà phê có chứa nhiều cafein không tốt cho xương khớp, thậm chí còn khiến tình trạng viêm khớp trở nên tồi tệ hơn.
5 giảm
- Những thức ăn không tốt cho xương khớp nên được hạn chế, bao gồm chuối tiêu, các loại cà (cà chua, cà ghém, cà pháo), canh cua và thịt chó.
- Giảm muối, đường, hạn chế đồ uống ngọt vì chúng chứa nhiều đường và hàm lượng Phốtpho cao sẽ chuyển hóa thành các chất axit, từ đó làm giảm tác dụng của chất chống viêm. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm ngọt, không sử dụng đường quá nhiều (< 20g/ngày).
- Hạn chế các sản phẩm bơ sữa vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa, làm tình trạng viêm thêm trầm trọng.
- Nên hạn chế những thực phẩm giàu axit oxalic như việt quất, mận, củ cải,…
- Ngoài ra, một vấn đề quan trọng đối với bệnh xương khớp là hạn chế tối đa tình trạng tăng cân. Bởi cân nặng tăng có thể gây gia tăng áp lực cho phần xương khớp đang bị tổn thương. Từ đó khiến bệnh phát triển nặng hơn.
5 nên
- Bông cải xanh, bắp cải: Đây đều là những loại rau xanh thuộc họ cải. Bông cải xanh hoặc bắp cải được biết đến với rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trong hỗ trợ điều trị bệnh về khớp. Nhờ hợp chất sulforaphane, 2 loại rau xanh này giúp làm chậm những tổn thương ở sụn khớp. Vì vậy, người gặp các vấn đề về khớp có thể thêm bông cải xanh hoặc bắp cải trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Mỡ cá: Loại cá béo như cá hồi, cá ngừ và cá thu rất giàu axit béo omega-3, giúp chống viêm. Hãy thêm cá vào chế độ ăn của bạn một hoặc nhiều lần trong tuần.
- Anh đào: Một nghiên cứu được thực hiện năm 2013, công bố trên Osteoarthritis and Cartilage cho biết, sử dụng nước ép anh đào thường xuyên có thể cải thiện đáng kể cơn đau và cứng khớp.
- Nghệ: Nghệ được biết đến với công dụng chống viêm hiệu quả, đây cũng chính là lý do mà nghệ được sử dụng trong điều trị bệnh viêm khớp. Những lợi ích của nghệ đối với sức khỏe có được là nhờ thành phần curcumin trong nó. Theo đánh giá năm 2012 được công bố trên Tạp chí Quốc tế Khoa học phân tử, chất curcumin có lợi trong việc quản lý bệnh khớp mạn tính.
- Các chuyên gia khuyên rằng, tập thể dục đều đặn với cường độ thích hợp: Sẽ giúp hệ xương khớp dẻo dai, máu huyết lưu thông và hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Nhờ vậy các khớp xương hoạt động trơn tru, giảm bớt co cứng cơ, tránh hiện tượng dính khớp. Môn thể thao phù hợp nhất cho người bệnh là bơi lội, ngoài ra có thể tập yoga, thái cực quyền, chạy bộ với mức độ nhẹ, đi xe đạp,…