Điều trị hội chứng ruột bị kích thích

Điều trị hội chứng ruột bị kích thích

Chứng ruột bị kích thích, thường được gọi là viêm đại tràng mạn, viêm đại tràng co thắt... Đây là bệnh chủ yếu gặp ở những người hay âu lo, nữ bị nhiều hơn nam, khởi phát ở tuổi 30-35. Những tình huống khiến dễ mắc bệnh này là ăn thiếu chất xơ, lạm dụng thuốc nhuận trường, nhưng hay gặp hơn cá là mắc bệnh lỵ amip, mà không chữa trị đến nơi đến chốn. 

Một vài trường hợp do thiếu một loại men đặc hiệu để tiêu hóa sữa (men lactase) hoặc do dị ứng đối với thức ăn.

Đây là một bệnh dai dẳng của ruột già. Triệu chứng gồm đau bụng và rối loạn đại tiện. Người bị bệnh hay đau bụng nhiều lần, đau quặn chủ yếu ở vùng rốn, có khi lan toàn bụng. Một số bệnh nhân lại hay đau âm ĩ ở bụng dưới hoặc đau quặn vùng trên rốn. Đau khởi phát khoáng nửa giờ sau khi ăn một thức ăn có nhiều mỡ hay có vị chua hoặc uống sữa, uống bia, rượu... Vào buổi sáng, khi chưa ăn uống gì cũng có thể đột ngột đau quặn bụng.

Trong diễn biến của bệnh, yếu tố thần kinh đóng một vai trò quan trọng. Những khi gặp rắc rối về tinh thần, lo âu quá mức, trằn trọc bất an thì bệnh trội lên. Chứng bệnh thường kèm theo trên thực tế là suy nhược thần kinh hoàn, nghĩa là người bệnh hay hồi hộp, mất ngủ, khó chịu ở ngực trái và hay thở bù (cảm giác thiếu khí). 

Về bản chất, đây là một bệnh thuộc về cơ năng tức là về “cách thức hoạt động” chứ không có thương tổn gì đáng kế về mặt hình thái. Chính vì vậy, trong cách chữa trị, trước hết người bệnh phải giữ một tinh thần lạc quan, xóa bỏ “tư tưởng lệ thuộc thuốc”. ít khi chứng ruột bị kích thích phải cần đến kháng sinh. 

Người bệnh cần ghi nhớ rằng: diễn biến của bệnh là do việc ăn uống quyết định, chứ không phải do thuốc. Tuyệt đối kiêng các thức ăn có mùi tanh, dầu mỡ, đồ chua, cay. Cần tránh các thức uống có vị ngọt hoặc chua như sữa, nước ngọt, nước chanh, nước cam...; nhất là bia, rượu. Hãy tránh dùng những thứ mà đường tiêu hóa của bạn không thể chịu được. Nên tìm gặp bác sĩ tư vấn để được hướng dẫn một cách đầy đủ và cặn kẽ về những biện pháp ngăn ngừa bệnh tái phát.

Triệu chứng 

Nét nổi bật là người bệnh có tiền sứ bị táo bón và tiêu chảy mãn tính, hoặc cả hai xảy ra không liên tục trong thời gian dài hàng tháng hoặc hàng năm. Tiêu cháy thường nặng lên vào buổi sáng khi đang ăn hoặc sau bữa ăn sáng. Sau khi đi đại tiện 3 - 4 lần với phân lỏng có nhiều chất nhầy, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu trong thời gian còn lại của ngày.

Tiêu chảy có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng và sau đó tự biến mất mặc dù không điều trị gì cả. Tuy nhiên, bệnh sẽ tái phát, thời gian giữa các đợt bệnh không cố định, có khi nhanh có khi chậm. Một số người không bị tiêu chảy mà chi đi phân nhão, nhỏ giống như cái bút chì. 

Một số bệnh nhân khác thì bị táo bón đi kèm với đau bụng mạn tính, bệnh nhân thường thấy đau vùng bụng dưới và hố chậu bên trái vùng đại tràng Sigma. Số khác tuy không tiêu chảy hoặc táo bón nhưng lại luôn có cảm giác đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng, đau lung, hay than mệt mỏi, đánh trống ngực... rất dễ lầm với một số bệnh khác như: rối loạn thần kinh thực vật, loét dạ dày tá tràng, bệnh đường mật.

Tuy nhiên, để tránh bỏ sót các bệnh nguy hiểm khác nhau viêm loét ruột, ung thư ruột già, lao ruột... bệnh nhân cần được khám kỹ về phương diện lâm sàng bao gồm hỏi kỹ bệnh sử, phát hiện các triệu chứng báo hiệu ác tính như đi tiêu ra máu, sờ thấy u cục của một già. Bệnh nhân cần phải được làm siêu âm, nội soi một già, tìm máu trong phân, chụp X-quang khung đại tràng có cản quang…

Nhiều nguyên nhân gây bệnh 

Nguyên nhân đầu tiên được nhiều nhà bệnh lý học đề cập là Sự rối loạn nhu động của ống tiêu hóa gây ra bởi rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương cũng như hệ thống thần kinh tự động trong thành ruột.

Hiện tượng này làm tăng sóng nhu động để nhào trộn thức ăn và tăng nhu động của ruột non, làm thời gian di chuyển của phân trong ruột giảm đi. Trong khi đó, nhu động của ruột già có thể tăng hay giảm làm cho thời gian di chuyển của phân trong ruột có thể dài ra hay ngắn lại, dẫn đến tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy.

Các nguyên nhân khác có thể gặp là tình trạng thay đổi về tính nhạy cảm của ruột già hay trực tràng, dẫn đến hạ thấp phản xạ đi tiêu của người bệnh. Bệnh nhân có thế có các rối loạn tâm lý, bị stress, hysteria; một số bệnh nhân nữ có thế có tiền sử bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ, trầm cảm…

Hội chứng ruột kích thích cũng xảy ra sau khi bị nhiễm trùng cấp tính, thường nhất là sau viêm dạ dày ruột cấp. Theo một số tác giả, có tới 24 - 32% người mắc bệnh này sau 3 tháng sẽ bị hội chứng ruột kích thích.

Có một điều đáng ghi nhận là: hiện tượng các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích sẽ biến mất, hoặc giảm đi ở một số bệnh nhân, khi bác sĩ nói họ không bị bệnh gì cả.

Bệnh khó điều trị

Việc điều trị hội chứng ruột kích thích rất phức tạp, đòi hỏi sự kiên nhẫn tối đa của cả thầy thuốc và bệnh nhân. Các bước đi chính trong quá trình điều trị là: công tác tư vấn tâm lý, chế độ ăn kiêng, các loại thuốc và các liệu pháp ngoài thuốc khác. 

Việc tư vấn tâm lý cho bệnh nhân rất quan trọng, kết quả tùy thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của thầy thuốc. Phái giải thích rõ ràng cho bệnh nhân biết bệnh này không nặng, không nguy hiểm đến tính mạng và nhất là không trở thành ung thư. Tốt nhất là tự người bệnh phải biết được chính xác loại thức ăn nào gây ra triệu chứng bệnh để không sử dụng trong bữa ăn. Nên tránh các loại thức ăn sống và nhiều chất béo, không uống rượu bia và nước giải khát có cồn.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...