Điều trị chứng khó tiêu không có loét

Điều trị chứng khó tiêu không có loét

Nhiều người thường có cảm giác đau tức hoặc khó chịu ở vùng thượng vị (có thể liên quan tới ăn uống hoặc không), ăn nhanh no, đầy bụng sau khi ăn, buồn nôn, ợ hơi. Đây là một biểu hiện rất hay gặp chiếm tới 25% dân số, ở người lớn, nhưng chỉ một ít trong số họ đi khám bệnh, vì thường nghĩ mình bị đau dạ dày. Xét nghiệm, nội soi hay siêu âm vẫn cho kết quá bình thường. Y học gọi đây là hội chứng khó tiêu không loét.

Bạn ở trường hợp nào? 

Chứng khó tiêu không loét có thể có những biểu hiện rất khác nhau, tùy theo triệu chứng nào nổi bật mà người ta chia thành 3 thể:

Thể giống loét dạ dày, tá tràng: 

Đau vùng thượng vị; đau giảm đi khi ăn; đau giảm đi khi uống thuốc trung hòa axít; đau khi đói; đau về đêm (đau làm người bệnh phải thức giấc); đau có tính chất chu kỳ.

Thể rối loạn co bóp: 

Ăn nhanh no, đầy bụng sau khi ăn, buồn nôn, ợ hoặc nôn, đầy trướng vùng thượng vị; khó chịu tăng lên khi ăn. 

Thế không đặc hiệu: 

Các triệu chứng không giống hai thể trên, có thế có một số triệu chứng của một trong hai thể trên.

Nguyên nhân 

Nguyên nhân của khó tiêu không có loét là chưa rõ ràng nhưng người ta thấy có một số các yếu tố ảnh hưởng tới bệnh: 

Rối loạn co bóp dạ dày tá tràng: Khoảng ờ 30 - 50% bệnh nhân bị chứng khó tiêu không có loét, quá trình làm sạch thức ăn của dạ dày bị chậm lại đặc biệt là đối với thức ăn đặc. 

Tăng mức độ nhạy cảm của dạ dày tá tràng với kích thích khi bị căng giãn.

Các yếu tố về tâm lý xã hội: 

Các sang chấn về tâm lý cũng có thể gây các triệu chứng của bệnh.

Để chẩn đoán xác định bệnh cần dựa vào biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác như:

- Loét dạ dày tá tràng. 

- Trào ngược dạ dày thực quản.

- Ung thư dạ dày. 

- Bệnh lý gan mật; sỏi mật, u gan, viêm gan... 

- Bệnh lý của tụy: như viêm tụy mạn, u tụy.

Trong chứng khó tiêu không có loét, nội soi dạ dày tá tràng hoàn toàn bình thường, siêu âm và xét nghiệm máu không thấy có gì đặc biệt. Người bệnh thường đi khám rất nhiều lần vì nghĩ mình bị bệnh dạ dày. Ở Việt Nam, thường khi đi soi dạ dày bác sĩ nội soi hay mô tả có viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính. Viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính là tổn thương gây ra do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, do đó hình ảnh này rất hay gặp ở người trên 40 - 50 tuổi (tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori tăng theo tuổi). Hình ảnh viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính chỉ là tình cờ phát hiện ở người bị hội chứng khó tiêu không có loét. Mặc dù vậy, người bệnh thường bị soi dạ dày tá tràng nhiều lần vì triệu chứng lâm sàng không đờ sau điều trị viêm dạ dày, hoặc đỡ rồi lại xuất hiện các triệu chứng.

Cần chẩn đoán xác định hội chứng khó tiêu không có loét đế bệnh nhân yên tâm và tránh phái nội soi dạ dày tá tràng nhiều lần.

Điều trị 

Đối với người bệnh có triệu chứng phải đi khám bệnh, mà các xét nghiệm cho thấy bình thường, thì người bệnh rất băn khoăn, do đó thầy thuốc cần giải thích cho họ hiểu về bệnh tật của mình, đây cũng là yếu tố quan trọng trong điều trị. Có thể dùng các thuốc giảm bài tiết axít của dạ dày như thuốc ức chế H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton. Ngoài ra, tùy theo triệu chứng của từng người mà có thể dùng các thuốc tác dụng lên co bóp của dạ dày như: motilium M, primperan.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...